Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa dịch chữ
ao chín khúc 𬇚𠃩曲
dt. dịch chữ cửu khúc trì 九曲池, còn gọi là ao thiện tuyền 善泉. Sách Kiến Khang Chí ghi: “Ao chín khúc nằm trong thành nội của chốn đông cung đài thành, do chiêu minh thái tử nhà lương đào” (在台城東宫城内,梁昭明太子所鑿). Chiêu minh thái tử tiêu thống (501-531) là đại văn học gia triều lương, con trưởng của lương vũ đế tiêu diễn, ông tổ chức biên soạn bộ văn tuyển, đời sau gọi là chiêu minh văn tuyển gồm 30 quyển là bộ văn tuyển đồ sộ nhất từ trước cho đến thời bấy giờ. Bộ sách này được biên soạn tại đông cung, ông đã biến nơi đây thành thư khố với mấy vạn quyển sách. Cạnh thư khố, ông còn cho đào ao chín khúc, trong ao có đảo, đình, gò bãi và nhà thuỷ tạ, cảnh trí cực thanh u. Ông thường bơi thuyền trên ao để ngâm vịnh, có câu như: “hà tất đàn với sáo, non nước tiếng trong veo” (何必絲與竹, 山水有清音 hà tất ti dữ trúc, sơn thuỷ hữu thanh âm). Dưới tạc nên ao chín khúc, trong nuôi được cá nghìn đầu. (Bảo kính 154.3).
ba 𠀧 / 巴
◎ Ss với đối ứng pa, ba (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 173].
dt. số đếm. Am cao am thấp đặt đòi tầng, khấp khểnh ba làn, trở lại bằng. (Ngôn chí 16.2), ba làn dịch chữ tam điệp 三疊 (?)‖ (Mạn thuật 27.3)‖ Đôi ba. (Thuật hứng 56.1, 58.5)‖ (Tự thán 76.6)‖ Trống ba. (Tự thán 94.6), trống ba dịch từ chữ tam cổ: tức tam canh, suốt đêm ba canh. (Tự thán 80.6)‖ (Bảo kính 158.8, 169.8, 140.7, 157.8)‖ Một cơm hai việc nhiều người muốn, hai thớ ba dòng hoà kẻ tham. (Bảo kính 173.6)‖ Ba tháng. (Xuân hoa tuyệt cú 196.1)‖ (Tích cảnh 207.3)‖ (Đào hoa 230.3, 232.2)‖ (Điệp trận 250.7).
ba thân 𠀧身
dt. <Phật> thân kiếp trước, hiện tại, và tương lai, dịch chữ tam sinh 三生. (Ngôn chí 12.4)‖ Kẻ thì nên Bụt kẻ nên tiên, tượng thấy ba thân đã có duyên. (Tự thán 103.2)‖ (Bảo kính 168.5, 187.8).
ba xuân 𠀧春
dt. <từ cổ> ba tháng mùa xuân, trỏ toàn bộ thời gian của mùa xuân, dịch chữ tam xuân. Ba xuân thì được chín mươi ngày, sinh vật lòng trời chẳng tây. (Tích cảnh thi 209.1).
ba đường cúc 𠀧塘菊
dt. đc. dịch chữ tam kính cúc 三徑菊. Kính: đường nhỏ. tam kính: đc. Tam kính của Tưởng Hủ. Triệu Kỳ đời Hán trong Tam Phụ Quyết Lục phần Đào danh ghi: “Đời Hán, thứ sử duyện châu là Tưởng Hủ, nhân vì Vương Mãng chuyên quyền, từ quan ẩn cư, mở ba đường nhỏ trong rừng trúc, chỉ giao du với hai người Cầu Trọng và Dương Trọng. Đào Uyên Minh đời Tấn trong bài Quy Khứ Lai Từ có câu: “ba lối hoang vu, tùng cúc vẫn còn” (三徑就荒,松菊猶存 tam kính tựu hoang, tùng cúc do tồn). Mưa thu rưới ba đường cúc, gió xuân đưa một rãnh lan. (Ngôn chí 17.5)‖ (Tự thán 73.5, 107.5).
bia miệng 𰧀𠰘
dt. dịch chữ 口碑 khẩu bi. sách Ngũ Đăng Hội Nguyên có đoạn: “Khuyên ngài chớ khắc bia đá, bởi trên đường đi, sự truyền khẩu của mọi người đã là bia [ghi nhớ công đức của ngài rồi].” (勸君不用鐫頑石,路上行人口似碑 khuyến quân bất dụng thuyên ngoan thạch, lộ thượng hành nhân khẩu tự bi). Từ sau, dùng chữ khẩu bi để trỏ sự ca tụng tán dương của người đời, rộng hơn trỏ sự nghị luận bao biếm của các đời. Để truyền bia miệng kiếp nào mòn, cao thấp cùng xem sự trật còn. (Bảo kính 182.1). trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ. cd.
biêu 標
◎ Nôm: 𱍶 / 鑣 / 䮽 / 鏕 / 󱢌 âm THV. AHV: tiêu, phiêu. Sách Ngọc Thiên ghi: “Tiêu: ngọn cây” (標木末也). Lư Thậm bài Tặng lưu côn thi có câu: “lụa nàng thướt tha, giăng ở ngọn tùng” (綿綿女蘿,施于松標 miên miên nữ la, thi vu tùng tiêu). Tiếng Khách Gia: piau¹, biau¹, beu¹, peu¹. Âm HTC: *piauh [Schuessler 1988: 167]. Đây đồng thời là nguyên từ của cây nêu < 標幟 (áo cà sa mắc ở đầu ngọn sào là sự xác chỉ cho lãnh thổ của nước Phật), còn một số âm trại khác như bêu trong bêu đầu, nêu trong nêu danh, têu trong đầu têu. “biêu danh: nêu danh, dán danh” [Paulus của 1895: 57; n nam 1984: 44-49; MQL 2001: 1206]. 䮽. Phiên khác: biều (TVG), miều: cái quý, cái tốt (ĐDA), lèo: giải thưởng (BVN). Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> nêu cao (vinh dự). Khiêm nhường ấy mới biêu quân tử, ai thấy Di Tề có thửa tranh. (Tự thuật 113.7).
tt. <từ cổ> vẻ vang, vinh dự, đáng được mọi người coi làm gương, “tiết biêu: tiết hạnh rỡ ràng” [Paulus của 1895: 57]. Phồn hoa chẳng dám, ngặt yên phận, trong thế, anh hùng ấy mới biêu. (Tự thuật 116.8).
dt. <từ cổ> cái được nêu lên đại diện cho những cái khác cùng loại, như trong tiêu biểu, tiêu chuẩn. Một niềm trung hiếu làm biêu cả, hai quyển “thi thư” ấy báu chôn. (Tự thán 111.5), biêu cả dịch từ chữ đại phiêu 大標: trỏ nhân phẩm cao thượng của người quân tử đáng làm tiêu chuẩn cho muôn đời. Trong sách giải âm, chữ biêu dịch chữ “đệ”, ví dụ: sang năm ứng thí ắt lĩnh biêu tiến sĩ (TKML qii: 77b), ngươi nhuận chi mới đến kẻ chợ, rút được biêu tiến sĩ (TKML q.iii: 59a) [N Tân 2013: 111].
dt. <từ cổ> (loại từ) cái, sự. Lấy biêu phú quý đổi biêu hèn, có kẻ thì chê có kẻ khen. (Tức sự 124.1).
bui 盃 / 𢝙
p. <từ cổ> chỉ, chỉ có, dịch chữ duy 維. Bui có một niềm chăng nỡ trại, đạo làm con miễn đạo làm tôi. (Ngôn chí 2.7)‖ Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, bui một lòng người cực hiểm thay. (Mạn thuật 26.8, 30.7), chữ bui một dịch chữ duy nhất 惟一 (chỉ có)‖ (Thuật hứng 50.7, 69.7)‖ (Tự thán 83.8)‖ (Bảo kính 158.7).
buộc bện 縛緶
◎ Nôm: 纀𥾽 buộc: âm THV [Schuessler 1988: 247]. AHV: phược biền. Ss đối ứng: puôk⁵ (nguồn), puôk⁵ (Mường bi), dzăk² (Chứt), (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 236]. x. bện.
đgt. HVVT <từ cổ> níu, kéo, lôi kéo, gò ép, ràng buộc, khống chế. Thế sự dầu ai hay buộc bện, sen nào có bén trong lầm. (Thuật hứng 70.7).‖ Hoặc ở lâu trong nước người chẳng hay cẩn thận, phải người mưu lừa sá quanh co, buộc bện, luống phải điều bắt cầm, ràng trói. (Phật Thuyết, 19b), dịch chữ câu khiên 勾牽.
bèo 苞 / 䕯
dt. loại cây thuỷ sinh trên mặt nước. Ao cạn vớt bèo cấy muống, đìa thanh phát cỏ ương sen. (Thuật hứng 69.3).
dt. (bóng) ví thân phận bé nhỏ không tự quyết định được đời mình, phải nổi nênh theo dòng đời, hoặc trỏ thân tha hương dịch chữ bình 萍, trong chữ lục bình. Tưởng thân hư ảo nổi bằng bèo, chí cũ công danh vuỗn rã keo. (Mạn thuật 32.1)‖ Vi Trang 韋庄 trong bài Dữ đông ngô sinh tương ngộ có câu: “mười năm thân dạt như bèo, khóc nhau tóc trắng dải lèo lệ tuôn” (十年身事各如萍, 白首相逢泪满纓 thập niên thân sự các như bình, bạch thủ tương phùng lệ mãn anh). Vương Bột trong bài Đằng vương các tự có câu: “Ải non khó vượt, ai buồn cho kẻ lênh đênh? bèo nước gặp nhau, thảy đều tha hương đất khách.” (關山難越, 誰悲失路之人?萍水相逢, 盡是他鄉之客 quan san nan việt, thuỳ bi thất lộ chi nhân? bình thuỷ tương phùng, tận thị tha hương chi khách.). Phiên khác tại 32.1: bào: bọt, bóng nước, dẫn câu “nhân sinh tại thế nhược phù âu” trong khoá hư lục. (TVG, Schneider). Xét, chữ “bào” là từ gốc Hán “泡”, trong “bào ảnh”, “nghĩ thân phù thế mà đau. Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.” (Nguyễn Gia Thiều - cung oán ngâm khúc). Xét, phiên “bèo” để bắt vần với “keo”, “chèo”, “nghèo”, “eo” [PL 2012: 341]. cn bèo bọt, bèo mây, bèo nước.
bói ở 𧴤於
đgt. <từ cổ> dịch chữ bốc cư 卜居 (bói chọn đất để ở), tên bài thơ nổi tiếng của Khuất Nguyên. Tiêu Tử Lương trong bài Hành trạch có câu: “hỏi nhà sườn núi bắc, bói ở ngoài nội tây” (訪宇北山阿,卜居西野外 phỏng vũ bắc sơn a, bốc cư tây dã ngoại). Đỗ Phủ trong bài Ký đề giang ngoại thảo đường có câu: “mê rượu yêu gió trúc, bói ở ắt lâm tuyền” (嗜酒愛風竹,卜居必林泉 thí tửu ái phong trúc, bốc cư tất lâm tuyền). Bói ở lần tìm non Tạ Phó, xin về xưa cổi ấn Ngu Khanh. (Bảo kính 169.3).
bô 布
◎ Nôm: 逋 HTC: po (Karlgren)
dt. <từ cổ> vải thô. “bả bô: đồ mặc thô bền, vải to” [Paulus của 1895: 61]. Ngủ thì nằm, đói lại ăn, việc vàn ai hỏi áo cằn. (Tự thán 110.2)‖ Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh, áo quen cật vận xênh xang. (Tức sự 126.6), áo bô: dịch chữ bố y 布衣. Ngửa tay để tấm vàng mười, quần áo vải ai cười mặc ai. cdTương dưa đòi bữa no lòng, vải miễn cho ấm cật (Sãi Vãi, c. 15). x. bả, x. vải.
bùa hổ 符虎
dt. dịch chữ hổ phù 虎符, bùa là âm THV của phù. bùa hổ theo cấu trúc của tiếng Việt. bùa hổ nghĩa là binh phù hình con hổ do tướng soái giữ để điều binh, trỏ tướng võ, rộng hơn nữa trỏ quyền lực. Hổ phù bắt đầu từ đời Hán, thường làm bằng đồng, sau trỏ ấn quan nói chung. Ưng Thiệu 應劭 viết: “hổ phù bằng đồng từ loại một đến loại năm, phàm những việc quốc gia như phát binh, sai sứ thì đều đến mà khớp phù, có khớp thì mới nhận lệnh” (銅虎符第一至第五,國家當發兵,遣使者至郡合符,符合乃聽受之). Đai lân bùa hổ lòng chăng ước, bến trúc đường thông cảnh cực thanh. (Tức sự 123.5).
bạc đen 泊顛
tt. trắng và đen, xấu và tốt, như đen bạc, dịch chữ hắc bạch 黑白. Lòng thế bạc đen dầu nó biến, ta thìn nhân nghĩa chớ loàn đan. (Bảo kính 139.7). Mặc Tử thiên Thiên chí trung ghi: “Muốn lường xét vương công, đại nhân, khanh, Đại phu trong thiên hạ là nhân hay bất nhân thì cũng có khác gì việc phân rõ trắng đen” (將以量度天下之王公大人卿大夫之仁與不仁,譬之猶分黑白也). Đông Phương Sóc đời Hán trong Thất Gián phần Oán thế viết: “vui với cái thói quen hàng ngày mà che lấp mất cái cao viễn chừ, ai biết xét đâu là đen là trắng” (愉近習而蔽遠兮,孰知察其黑白).
bảng xuân 榜春
dt. dịch chữ xuân bảng 春榜 (bảng nêu tên những người trúng thức vào đợt xuân thí). Âu Dương Tu trong bài có câu: “bảng xuân nắng chiếu áo xanh, khóc nay tóc trắng đã thành cố nhân” (青衫日照誇春牓,白首餘年哭故人 thanh san nhật chiếu khoa xuân bảng, bạch thủ dư niên khốc cố nhân). Huống lại bảng xuân sơ chiếm được, so tam hữu chẳng bằng mày. (Mai thi 226.3). ở đây tác giả chơi chữ, bảng xuân được tác giả dùng theo nghĩa gốc là cái bảng nêu danh của mùa xuân, ý nói hoa mai chiếm đầu bảng trong các loài cây, tuế hàn tam hữu cũng có chỗ chưa bằng.
bể học 𣷭斈
dt. dịch chữ học hải 學海, trỏ việc học mênh mông bất tận như biển, hàng ngày phải dốc sức để tinh tiến không ngừng, sau trỏ trình độ học vấn sâu rộng. Dương Hùng đời Hán trong Pháp Ngôn thiên Học thuật ghi: “Bể học trăm nguồn đều đổ về biển lớn” (百川學海而至於海). Bể học trường văn hằng nhặt bới, đường danh suối lợi, hiểm khôn tìm. (Bảo kính 150.3).
bể triều quan 𣷭朝官
dt. dịch chữ hoạn hải 宦海 (bể hoạn), trỏ chốn quan trường nhiều chông gai bất trắc không lường trước được cũng giống như sóng gió trên biển, nên còn gọi là hoạn hải ba đào. Lục Du trong bài Tạ tiền tham chính khải có câu: “trường danh lặn lội, bao người tóc trắng ấy công toi; bể hoạn phiêu lưu, ngắm kẻ áo xanh mà cười mỉm” (名塲蹭蹬,幾白首以無成;宦海漂流,顧青衫而自笑 danh tràng tăng đắng, kỷ bạch đầu dĩ vô thành; hoạn hải phiêu lưu, cố thanh sam nhi tự tiếu). Thấy bể triều quan đà ngại vượt, trong dòng phẳng có phong ba. (Bảo kính 168.7).
bốn dân 𦊚民
dt. bốn loại cư dân theo quan niệm thời xưa, dịch chữ tứ dân 四民, gồm: sĩ 士, nông 農, công 工, thương 商 (cổ 賈). Bốn dân, nghiệp có cao cùng thấp, đều hết làm tôi thánh thượng hoàng. (Tức sự 126.7).
bởi 𪽝 / 摆 / 罢 / 𪤄
k. do, vì. Đạo ta cậy bởi chân non khoẻ, lòng thế tin chi mặt nước bằng. (Mạn thuật 23.3)‖ (Tự thán 96.8)‖ (Thủ vĩ ngâm 1.5)‖ (Ngôn chí 19.2)‖ (Mạn thuật 25.4)‖ (Trần tình 43.4)‖ (Đào hoa thi 231.1)‖ (Tự thuật 112.5)‖ (Bảo kính 138.3, 143.1, 145.2, 158.6, 173.4, 174.6, 185.6)‖ (Giới sắc 190.4)‖ (Tích cảnh thi 204.4)‖ (Trúc thi 221.2).
k. <từ cổ> từ (trỏ nguồn gốc), dịch chữ tòng 從, chữ tự 自. (Bảo kính 145.2). Lọ vằn sinh bởi mãi phương Tây, phụng sự Như Lai trộm phép sày. (Miêu 251.1).
bụi hồng 倍紅
dt. dịch chữ hồng trần 紅塵, bụi đỏ, nghĩa ban đầu trỏ bụi bay do xe cộ đi lại. Ban Cố trong Tây Đô Phú có câu: “bụi hồng khắp nổi, mây khói cùng chen” (紅塵四合,烟醞相連 hồng trần tứ hợp, yên uẩn tương liên). Sau bụi hồng để trỏ chốn phồn hoa đô hội. Từ Lăng nhà trần đời Nam Triều trong Lạc Dương đạo ghi: “Dặm liễu ba xuân thẳm, bụi hồng bách trò xôn.” (緣柳三春暗,紅塵百戲多 duyên liễu tam xuân ám, hồng trần bách hý đa). Sau Đạo giáo và Phật giáo dùng chữ “bụi hồng” để trỏ cái nhân thế ô tạp khổ ải. Giả Trọng Danh trong bài Kim an thọ có câu: “Chàng bằng nay lên chốn mây đỏ, đến nơi cửa khuyết, bước chốn dao đài, so với cõi hồng trần hẳn là một lần cảnh giới.” (你如今上丹霄,赴絳闕,步瑤台,比紅塵中别是一重境界). Thân nhàn dạo khắp tây đông, đường tới mười thu khỏi bụi hồng. (Thuật hứng 62.2).
che 遮
◎ Nôm: 𩂏 AHV: giá, đọc theo âm THV [PJ Duong 2013: 107]. Ss đối ứng cε¹ (Mường), cε² (Rục) [VĐ Nghiệu 2011: 64], cε (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 192]. Như vậy, đây là từ hán Việt-Mường đọc âm THV, có thể xác định đây là từ mượn ở giai đoạn PVM.
đgt. chắn, ngăn (khỏi tầm nhìn, hoặc khỏi chịu sự tác động của mưa nắng). Bạch Cư Dị trong bài Tỳ bà hành có câu: “mời gọi mãi mới ra tiếp khách, tay ôm đàn che nửa mặt hoa” (千呼萬唤始出來,猶抱琵琶半遮面). (Ngôn chí 21.5)‖ Nắng quáng, sưa sưa bóng trúc che, cây im, thư thất lặng bằng the. (Tự thán 79.1)‖ (Tự thán 108.5).
đgt. phủ kín. Tráu cúc thu vàng nảy lác, sân mai tuyết bạc che đều. (Bảo kính 164.4).
đgt. trùm ở trên. Chân chạy, cánh bay, ai mỗ phận, thiên công nào có thửa tây che. (Tự thán 73.8), tây che dịch chữ tư phú 私覆.
chim xanh 𪀄撑
dt. <Đạo> dịch chữ thanh điểu 青鳥, chim sứ của Tây Vương Mẫu. Dỉ sứ chim xanh đừng chốc lối, bù trì đã có khí hồng quân. (Đào hoa thi 228.3). x. thanh điểu, Phương Sóc, Vương Mẫu.
cháu rồng 沼𧍰
◎ Phiên khác: chiếu rồng (TVG), chậu rồng (VVK), do phiên theo mặt chữ Nôm, vốn nhầm từ 𡥙. Cải chính theo ĐDA.
dt. <từ cổ> dịch chữ long tôn 龍孫 (măng). Mai Nghiêu Thần trong bài Hàn trì quốc di lạc duẩn có câu: “măng xuân đâm một thước mầm, bẹ tía ôm ngọc dính cát lầm” (龍孫春吐一尺芽,紫錦包玉離泥沙 long tôn xuân thổ nhất xích nha, tử cẩm bao ngọc li nê sa). Mai chăng bẻ thương cành ngọc, trúc nhặt vun tiếc cháu rồng. (Thuật hứng 50.6).
chân tay 眞𪮏 / 󰖄𪮏
dt. tứ chi. Nhiều của ấy chăng qua chữ nghĩa, dưỡng người cho kẻo nhọc chân tay. (Bảo kính 146.6, 177.6)‖ (Tự thán 75.4).
dt. <từ cổ> thân thích, máu mủ, dịch chữ thủ túc 手足. Chân tay dầu đứt bề khôn nối, Xống áo chăng còn mô dễ xin. (Bảo kính 142.5), dịch câu huynh đệ như thủ túc 兄弟如手足. (Bảo kính 145.4).
chèo lan 棹蘭
dt. <Nho> dịch chữ lan tương trong cụm quế trạo lan tương 桂棹蘭槳 trong bài Thiếu Ti Mệnh phần Cửu ca sách Sở Từ. Bài này miêu tả người ẩn sĩ bơi chiếc thuyền con giữa sóng nước mệnh mông để đi tìm một người đẹp lý tưởng (mỹ nhân)- đó là con người với những vẻ đẹp ưu trội bên trong. (Trần tình 42.1)
chín khúc 𠃩曲
dt. dịch chữ cửu uyển. Uyển: đơn vị đo ruộng đất thời xưa, các thuyết không chính xác, hoặc 12 mẫu một uyển hoặc 30 mẫu là một uyển [Khang Hy]. Khuất Nguyên trong ly tao có câu: “Ta đà tưới chín uyển lan chừ, lại trồng huệ hơn trăm mẫu.” (余既滋蘭之九畹兮, 又樹蕙之百畝 dư ký tư lan chi cửu uyển hề, hựu thụ huệ chi bách mẫu). Hàn Dũ trong bài Hợp giang đình có câu: “Trồng lan đầy chín uyển, giâm trúc quá vạn cành.” (樹蘭盈九畹,栽竹逾萬个 thụ lan doanh cửu uyển, tài trúc du vạn cá). Lan còn chín khúc, cúc ba đường, quê cũ chẳng về nỡ để hoang. (Tự thuật 117.1).
chúa tiên 主仙
dt. dịch chữ tiên chủ 仙主. Miễn được chúa tiên yêu chuộng đến, ngày nào khá ấy trùng dương. (Cúc 217.7).
chường 床
◎ Nôm: 床 / 棖 AHV: sàng. Nay đọc là giường. Phng. Bình Trị Thiên, chờng thờ: bàn thờ. Tương ứng ch- gi-, chốông giống, chợn giỡn, chụa giũa, chùi giùi, chụi giụi, chớc giấc, chiếng giếng, chon giòn, chừ giờ, chự giữ, láng chiềng láng giềng. [VX Trang 1997: 232, 233, 234, 248]. Ss với các đối ứng: cɨəŋ² (Mường), kcə̀ːŋ² (Sách) [Michaud 2009: 6]. Ngữ tố xuất hiện trong các câu thơ sáu chữ, kiểu tái lập: *kcə̀ŋ². Đối ứng s- (AHV) gi- (THV), như 殺 sát giết, 讒 sàm gièm, 雛 sồ giò (gà-), 蒭 sô giò (nhánh lúa), 牀 sàng- giường [Huệ Thiên 2004: 235].
dt. đồ nằm nghỉ. Chường thiền định hùm nằm chực. (Thuật hứng 64.3), dịch chữ thiền sàng 禪床.
dt. <từ cổ> bàn thờ. “giường thờ: quidam lectus in quo defunctis majoribus offerenda reponunt” [Taberd 1838: 180], “giầng thờ: altare ethnicorum” [Taberd 1838: 500]. Tráu sưa sưa hai cụm trúc, chường tấp tấp một nồi hương. (Tức sự 126.2).
chạy 𧼋 / 𧼌
đgt. chân đưa nhanh. Chân chạy, cánh bay, ai mỗ phận, thiên công nào có thửa tây che. (Tự thán 73.7), chân chạy, cánh bay: dịch chữ phi tẩu 飛走, trỏ hai loài động vật: loài thú có chân biết chạy dưới đất, loài chim có cánh biết bay trên trời. Thấy ăn chạy đến thì no dạ, đỡ đánh bênh nhau ắt phải đòn. (Bảo kính 149.3).
chẳng nhàn 拯閑
tt. <Nho> dịch chữ vô dật 無逸, vốn là tên của thiên thứ mười bảy trong Chu Thư thuộc sách Thượng Thư. Khi Vũ Vương chết, thành vương còn nhỏ, Chu Công hết lòng giúp giập, phò tá thành vương trong việc trị quốc. Chu Công đã soạn ra thiên này để biện minh việc tốt xấu để dạy dỗ , răn dè thành vương. “vô dật” được các nhà Nho xưa coi là bài học về phép tu thân, thận độc. Ví dụ, câu đầu sách này ghi rằng: quân tử sở kỳ vô dật (người quân tử [ở ngôi trị nước chăn dân] chớ ham mê chơi bời hưởng lạc). Chu Hy coi “vô dật” là “gương sáng nêu cao cho vua chúa muôn đời soi chung”. [TL Sáng 2002: 449]. chẳng nhàn” xưa chép lời truyền bảo, khiến chử cho qua một đạo thường. (Bảo kính 128.5).
chừ 時
◎ Nôm: 諸 Đọc âm THV. Mối quan hệ ch- (THV) ~ th- (AHV), x. chua. Nguyên chữ thì nghĩa là “thời giờ”, lưu tích còn trong bây chừ (= bây giờ). Sau, thì được hư hoá, (như thời, thì), cũng như vậy, chừ đã được hư hoá khá sớm. Phiên khác: chữ (ĐDA), chưa (BVN), chờ (TVG, MQL). PL (2012: 223) phiên “chừ” với nghĩa “giờ, thời điểm đang nói (Génibrel 1898). chừ rắp để bình: giờ sắp sửa cho vào bình”.
p. <từ cổ> từ đệm giữa câu, thường dùng để dịch chữ “hề” trong phú cổ. Cành khô gấp bấy nay nên củi, hột chín phơi chừ rắp để bình. (Bảo kính 151.4). Chữ “chừ” chuẩn đối với “bấy”, đều là hai hư từ, làm từ nước ở giữa câu.
chử 守
◎ Nôm: 渚 / 宁 / 𡨸 Chử: [Rhodes 1651: 61], âm cổ của giữ.
đgt. <từ cổ> để ý cẩn thận. “chử: ghi nhớ” [Vương Lộc 2001: 36]. Lấy khi đầm ấm pha khi lạnh, chử khuở khô khao có khuở dào. (Thuật hứng 66.6)‖ (Tự thán 87.7) ‖ (Bảo kính 144.5).
đgt. <từ cổ> sống theo đạo lý nào đó. “chử: sửa mình, hối hận”. [Rhodes 1651: 61]. Làm người thì chử đạo Trung Dung, khắn khắn răn dỗ thửa lòng. (Tự giới 127.1) dịch chữ 拳拳服膺 (khắn khắn giữ trong lòng). x. khắn khắn. (Bảo kính 128.8, 131.1, 144.5) Ở đài các, chử lòng Bao Chửng, nhậm tướng khanh, thìn thói Nguỵ Trưng. (Bảo kính 188.5).
đgt. <từ cổ> lưu lại. Bến liễu mới dời, thuyền chở nguyệt, gác vân còn chử, bút đeo hương. (Bảo kính 157.4).
cuộc 局
AHV: cục.
dt. khoảng thời gian diễn ra một trò chơi, hội nghị, ván (cờ), dịch chữ kỳ cục 棋局. Cuộc lần cờ thấp tan ngày diễn, bếp thắng chè thô cổi khuở âu. (Bảo kính 154.5).
cá nghìn đầu 𩵜𠦳頭
dt. dịch chữ thiên đầu ngư 千頭魚, còn có tên nữa là hà hổ ngư 蝦虎魚, là loại cá tép rất nhỏ, một cân ta phải có đến ngàn con, nên gọi vậy. Dưới tạc nên ao chín khúc, trong nuôi được cá nghìn đầu. (Bảo kính 154.4).
câu mầu 句妙
◎ Nôm: 勾牟
dt. HVVT <từ cổ> dịch chữ diệu cú (câu thơ mầu nhiệm). Khách lạ đến ngàn hoa chửa rụng, câu mầu ngâm dạ nguyệt càng cao. (Thuật hứng 52.4).
cõi 𡎝
◎ âm THV, AHV: giới.
dt. <từ cổ> không gian rất rộng lớn thuộc tự nhiên. Am trúc hiên mai, ngày tháng qua, thị phi nào đến cõi yên hà. (Ngôn chí 4.2)
dt. không gian sinh sống. (Thuật hứng 54.4), cõi tục dịch chữ tục giới‖ (Tự thán 110.6), cõi trần dịch chữ trần giới. Cũng như cõi đời dịch chữ thế giới. Trái với cõi tiên dịch chữ tiên giới, cõi trên dịch chữ thượng giới, cõi âm dịch chữ âm giới.
cúc ba đường 菊𠀧唐
dt. dịch chữ tam kính cúc 三徑菊. Lan còn chín khúc, cúc ba đường, quê cũ chẳng về nỡ để hoang. (Tự thuật 117.1). x. Tưởng Hủ, Uyên Minh, ba đường cúc.
cũ 舊
◎ Nôm: 𪧘 Đọc theo âm PHV. AHV: cựu. Ss đối ứng ku (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 202].
tt. xưa. Thương Chu kiện các chưa đôi, sá lánh thân nhàn, khuở việc rồi. (Ngôn chí 2.1, 7.5, 13.3, 16.5, 18.3, 18.7)‖ (Mạn thuật 32.2, 33.1, 35.1)‖ Bạn . (Thuật hứng 46.1, 46.3, 49.3, 50.2, 50.7, 51.1, 53.4, 63.4, 70.3)‖ (Tự thán 72.3, 77.5, 94.7, 98.5, 102.3)‖ (Tự thuật 117.2)‖ (Bảo kính 135.4, 140.4, 141.5, 144.3, 144.7, 156.7, 158.2, 158.7, 169.7)‖ Huống lại vườn còn hoa trúc , dồi thức tốt lạ mười phân. (Tích cảnh thi 211.3)‖ (Cúc 217.6). bạn cũ dịch chữ cố nhân 故人. quê cũ dịch chữ cố hương 故鄉.
cơ mầu 機妙
◎ Nôm: 機牟
dt. dịch chữ diệu cơ 妙機. Trong tạo hoá có cơ mầu, hay đủ, hay dừng, mới kẻo âu. (Bảo kính 153.1, 159.6). cn thiên cơ.
cơ tạo hoá 機造化
dt. HVVT dịch chữ thiên cơ 天機 (ý nói chuyện cơ mật, hay ý trời). Lục Du trong bài Tuý trung thảo thư nhân hí tác thử thi có câu: “Con trẻ hỏi ông ngộ gì mới, muốn nói mà ngại lộ thiên cơ.” (稚子問翁新悟處,欲言直恐泄天機 trĩ tử vấn ông tân ngộ xứ, dục ngôn trực khủng tiết thiên cơ). Được thì xem áng công danh dễ, đến lẽ hay cơ tạo hoá mầu. (Bảo kính 162.6, 163.8).
cả 嘏
◎ Nôm: 竒 / 奇 / 哿 Đường Vận ghi: “cổ nhã thiết” (古雅切), Tập Vận, vận hội, chính vận ghi: “cử hạ thiết, tòng âm cả” (舉下切,𠀤音賈). Thuyết Văn ghi: “嘏: lớn, xa.” (嘏大遠也.). Sách Nhĩ Nhã ghi: “cả: lớn vậy” (嘏,大也); Phương Ngôn ghi: “Phàm vật gì to lớn đều gọi là cả” (凡物壯大謂之嘏). [Huệ Thiên 2006: 376].
tt. <từ cổ> lớn, to. “Cha ca: deus. Anh ca: fraternatu major” [Morrone 1838: 202]. (Ngôn chí 10.5)‖ (Tự thán 78.2), ngôi cả dịch chữ 大位 đại vị (chức vị làm quan)‖ Một niềm trung hiếu làm biêu cả, hai quyển “thi thư” ấy báu chôn. (Tự thán 111.5), biêu cả dịch chữ 大標 đại tiêu (tiêu chuẩn lớn)‖ (Tự thuật 122.3)‖ (Lão dung 239.4)‖ (Bảo kính 131.7, 133.7, 141.6, 159.5, 181.4).
đt. HVVD <từ cổ> hết, toàn bộ, tất cả. Mấy của yêu đương đà chiếm được, lại mong chiếm cả hết hoà xuân. (Tự thán 81.8).
p. HVVD <từ cổ> rất, ở mức độ cao. Đạo đức hiền lành được mọi phương, tự nhiên cả muốn chúng suy nhường. (Bảo kính 128.2)‖ (Tùng 218.4), cả dùng dịch chữ đại dụng 大用.
cầm xuân 扲春
◎ Nôm: 扲春
đgt. HVVT dịch chữ lãm xuân 攬春 (bắt xuân), hoặc toả xuân 鎖春 (khoá xuân). Lầu hồng có khách cầm xuân ở, cầm ngọc tay ai dắng dỏi thêm. (Tích cảnh thi 200.3). đc. Tào Tháo cho dựng đài Đồng Tước bên sông chương hà, dùng để nhốt mỹ nữ, lại sai Tào Thực làm bài Đồng Tước đài phú trong đó có câu: “bắc hai cầu tây đông nối lại chừ, như cầu vồng trong trời rộng” (連二橋於東西兮,若長空之蝃蝀 liên nhị kiều vu đông tây hề, nhược trường không chi đế đống). Nguyên hai chị em họ kiều ở giang nam nổi tiếng xinh đẹp, nhưng khi ấy hai nàng đều đã lấy tôn sách và chu du. Để khích chu du đánh tháo, Khổng Minh đã sửa hai câu của Tào Thực thành: “bắt hai kiều ở đông nam chừ, về cùng vui hôm sớm” (攬二喬於東南兮,樂朝夕之與共 lãm nhị kiều ư đông nam hề, lạc triêu tịch chi dữ cộng). Và phao tin rằng trong cuộc rượu tháo từng nói nếu hạ được giang nam sẽ đem hai nàng họ kiều về nhốt ở Đồng Tước để cùng vui thú tuổi già. Đỗ Mục đời Đường trong bài Xích bích hoài cổ viết: “Gió đông chẳng giúp chu lang, đồng tước xuân sâu nhốt hai nàng kiều” (東風不與周郎便,銅雀春深鎖二喬). Sau dùng điển ngữ toả xuân (khoá xuân) để trỏ người con gái sắc nước hương trời vẫn còn e ấp trong khuê các. Một nền đồng tước khoá xuân hai kiều (Nguyễn Du - Truyện Kiều).
cổi 解
◎ Nôm: 檜 Đọc theo âm HHV [PJ Duong 2013: 158]. AHV: giải. “Cổi: lột ra. Cổi áo ra. Cổi dêi ra” [Rhodes 1651 tb1994: 65]. Sau này đọc thành cởi. Chữ “giải” trong tiếng Hán trỏ việc dùng dao (刀) bổ đôi sừng trâu (牛角), sau mới cho nghĩa phái sinh là “cởi bỏ” (untie). Ss đối ứng kot (7 thổ ngữ Mường), kɤj (6 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 201].
đgt. <từ cổ> tháo nút buộc, đọc theo âm THV. Nghìn dặm xem mây nhớ quê, chẳng chờ cổi ấn gượng xin về. (Bảo kính 155.2)‖ Xin về xưa cổi ấn Ngu Khanh. (Bảo kính 169.4)‖ dịch chữ giải ấn từ quan.
đgt. <từ cổ> dịch chữ giải sầu 解愁, giải phiền 解煩, giải ưu 解憂. Cuộc lần cờ thấp tan ngày diễn, bếp thắng chè thô cổi khuở âu. (Bảo kính 154.6), dịch câu kỳ cục tiêu trường hạ 棋局消長夏 (cuộc cờ tiêu ngày hè dài) của Tô Thức‖ Nào của cổi buồn trong khuở ấy, có thơ đầy túi, rượu đầy bình. (Tự thán 86.7).‖ Cổi lòng xuân làm sứ thông. (Thái cầu 253.2).
đgt. <từ cổ> cởi bỏ, dịch chữ giải tục 解俗. Cổi tục, chè thường pha nước tuyết, tìm thanh, khăn tịn nhặt chà mai. (Ngôn chí 2.3)‖ Cổi phàm tục. (Bảo kính 187.5). cởi. x. giải.
của 𧵑 / 古
◎ Ss đối ứng kuə⁴ (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 203].
dt. trong của cải, tài sản. (Mạn thuật 31.7)‖ Song viết lại toan nào của tích, bạc mai vàng cúc để cho con. (Thuật hứng 49.7, 61.1, 56.7)‖ (Tự thán 111.3)‖ (Tự thuật 117.7)‖ (Bảo kính 130.1, 133.5, 138.5, 146.5, 171.8, 175.3, 177.8). của chầy: của tồn tại mãi mãi (bóng). (Bảo kính 179.3, 186.1)‖ (Liên hoa 243.4).
dt. <từ cổ> đồ, thứ. Quê cũ nhà ta thiếu của nào, rau trong nội, cá trong ao. (Mạn thuật 35.1)‖ (Tự thán 74.5)‖ Của hằng. (Tự thán 77.6, 86.7) của cởi buồn: dịch chữ vong ưu vật‖ (Tự thán 105.7)‖ (Bảo kính 134.8, 135.3, 149.1, 163.5, 171.5, 182.8).
dt. <từ cổ> việc. Rày mừng thiên hạ hai của: tể tướng hiền tài, chúa thánh minh. (Thuật hứng 65.7)‖ Của yêu đương. (Tự thán 81.7, 99.7, 115.1)‖ (Bảo kính 184.7)‖ Nghĩ quy y Phật đương nguyện cho chúng sinh cóc hay trong đại đạo phát lòng có của trên. (Phật Thuyết 46b).
dt. k. từ trỏ quan hệ sở hữu. Phúc của chung, thì hoạ của chung, nắm thì hoạ khỏi phúc về cùng. (Bảo kính 132.1)‖ Mạy mọ hôm dao lòng mặc khách, kỳ mài ngày tháng của thi nhân. (Nghiễn trung ngưu 254.4). Đây là hai ngữ cảnh có dấu hiệu chứng tỏ từ “của” đang chuyển từ thực từ sang hư từ vào giai đoạn thế kỷ XV.
cứng 勁
AHV: kính, ngạnh. cứng có các đồng nguyên tự: kính 勁 (cứng cỏi, trỏ sức lực), cương 剛 (cứng bền của lưỡi dao, cương trực), cứng 硬 (cứng, về đá) [xem TT Dương 2011b]. Ss đối ứng kɯŋ (26 thổ ngữ Mường), krɔŋ [NV Tài 2005: 204]. Như vậy, “cứng” là từ hán Việt-Mường, dạng có kr- là gốc Nam Á.
tt. trái với mềm. Non cao non thấp mây thuộc, cây cứng cây mềm gió hay. (Mạn thuật 26.4)‖ (Tự thán 93.5)‖ (Bảo kính 131.5)‖ (Trư 252.1).
tt. cứng cỏi, có khí tiết, dịch chữ kính tiết 勁節, thường lấy đốt trúc cứng để ví. Trúc Tưởng Hủ nên thêm tiết cứng, Mai Lâm Bô đâm được câu thần. (Tự thán 81.3)‖ (Tích cảnh thi 200.1)‖ (Trúc thi 222.4, 223.1).
cứng lông 勁𬖅
dt. con lợn, dịch chữ cang liệp 剛鬛 (lông cứng). Sách Khúc Lễ ghi: “Trâu gọi là nhất nguyên đại vũ, lợn gọi là cang liệp, cừu gọi là nhu mao, gà gọi là hàn âm.” (牛曰一元大武豕曰剛鬛羊曰柔毛雞曰翰音). Dài hàm nhọn mũi cứng lông, được dưỡng vì chưng có thửa dùng. (Trư 252.1). Tác giả chủ ý chơi chữ, dùng các danh từ hán dịch sang tiếng Việt theo nghĩa đen, để tả về hình dáng con lợn. x. dài hàm nhọn mũi.
cửa ngọc 𬮌玉
dt. dịch chữ ngọc môn 玉門 (cửa cung vua), chữ từ bài Viễn Du phần Cửu thán của Lưu Hướng có câu: “Quay xe trẫm dẫn về tây chừ, vén cờ mống ở cửa ngọc.” (回朕車俾西引兮,褰虹旗於玉門). Song cửa ngọc, vân yên cách, dại lòng đan nhật nguyệt thâu. (Trần tình 40.3).
cửa Nho 𬮌儒
dt. dịch chữ nho môn. Ngỏ cửa Nho chờ khách đến, trồng cây đức để con ăn. (Mạn thuật 27.5). Tác giả chơi chữ, có thể dùng theo nghĩa đen.
cửa quyền 𲈾權 / 𬮌權
dt. dịch chữ quyền môn 權門. Hiểm hóc cửa quyền chăng đụt lặn, thanh nhàn án sách hãy đeo đai. (Ngôn chí 6.3, 20.5)‖ (Mạn thuật 27.2)‖ (Thuật hứng 53.8)‖ (Tự thán 109.4)‖ (Bảo kính 143.1)..
cửa sày 𬮌柴
dt. đc. <Nho> dịch chữ trình môn 程門 trong trình môn lập tuyết 程門立雪. Sách Tống Sử phần Dương Thì truyện có đoạn rằng: “cho nên, Dương Thì đến học Trình Di ở đất Lạc, khi ấy quãng tầm bốn mươi tuổi rồi. Một hôm vào gặp thày, Trình Di đang nhắm mắt tĩnh toạ. Dương Thì với Du Tạc cứ đứng chờ thày. Đến khi Trình Di tỉnh thì tuyết ngoài cửa đã sâu một thước.” (至是,楊時見程頤于洛,時盖年四十矣。一日見頤,頤偶瞑坐,時與游酢侍立不去。頤既覺,則門外雪深一尺矣). Sau thường lấy điển này để nói đến việc học trò cung kính thụ giáo thày, hơn nữa là lẽ tôn sư trọng đạo và tinh thần cầu học. Cửa sày, giá nhơn nhơn lạnh, lòng bạn, trăng vặc vặc cao. (Bảo kính 167.5).
cửa thông 𬮌椿
dt. dịch chữ Tùng quan 松關, trỏ cửa chùa, cũng có thể trỏ theo nghĩa đen là cửa có trồng thông, nơi ở ẩn. Thức nằm nghĩ ngợi còn mường tượng, lá chưa ai quét cửa thông. (Thuật hứng 51.8).
dài hàm nhọn mũi 𨱽含銳𪖫
đc. con lợn, dịch chữ Trường chuỷ tướng quân 長嘴將軍 (tướng quân mõm dài) trong sách Cổ Kim Chú [TVG,1956: 178]. Câu này tác giả chơi chữ. x. cứng lông. (Trư 252.1)
dày 苔
◎ Ss đối ứng tăj, dăj, zăj (24 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 206].
tt. dịch chữ hậu 厚, dịch cụm thiên cao địa hậu, thiên phú địa tái 天高地厚天覆地載 (trời cao đất dày, trời thì che đất thì chở). Đại địa dày, Nam Nhạc khoẻ, Cửu tiêu vắng, Bắc Thần cao. (Thuật hứng 66.3).
dưới 󰡎
dt. ẩn phía dưới, phía sau. Dưới công danh đeo khổ nhục, trong dại dột có phong lưu. (Ngôn chí 3.5)‖ (Bảo kính 154.3, 159.5).
dt. người dưới, dịch chữ hạ trong thượng hạ (bề trên, kẻ dưới), trong mối quan hệ nhân luân, thì vua, cha, chồng, anh là bề trên; bề tôi, con cái, vợ, em là người dưới. Điền địa chử tham hơn bỏ ải, nhân luân mựa lấy dưới làm trên. (Bảo kính 142.4).
dường ấy 羕意
k. Như thế, như vậy, các văn bản giải âm thường dịch chữ “như thử/ tư/ thị” (如此 / 斯/是), nhất thiết chúng sinh dường ấy < 一切眾生亦如此 (Phật Thuyết 4b1). Dường ấy đau bức, chẳng khá đam danh tướng nào sinh được thân thế <如斯痛苦不可名狀 (Phật Thuyết 11a). Nhược ai hay dường ấy mới óc là con thảo < 能如是名為孝子 (Phật Thuyết 18b). Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ, lẩn thẩn làm chi áng mận đào. (Mạn thuật 35.7)‖ (Tự thán 74.8)‖ (Bảo kính 132.7)‖ (Tự thuật 117.7).
dầu chưng 油蒸
đgt. <từ cổ> dịch chữ tuỳ ư 隨於 (tuỳ ở). Ai ai đều có hai con mắt, xanh bạc dầu chưng mặt chúng ngươi. (Tự thuật 120.8).
dồi 錐
◎ Nôm: 搥 cv. 槌,鎚 (đôi). Đường vận ghi: “Chức truy thiết” (職追切), Tập Vận, vận hội, chính vận ghi: “Chu duy thiết, âm chuỳ” (朱惟切,𠀤音隹). Sách Thuyết Văn ghi : “đồ nhọn đầu” (銳器也). Sách Thích Danh ghi: “Chuỳ: sắc lẹm”. Sách Sử Ký ghi: “Thần như dùi để trong túi, vì sắc nhọn nên thò ra” (臣得如錐之處囊中,乃脫穎而出), sau dùng để ví với người có tài, dù có giấu nhưng rồi ai cũng biết. Chữ “chuỳ” dùng để trỏ “cái dùi” , vật dùng để đục, đào, khoét. thà lấy dùi sắc chém băm trong vóc này. (Phật Thuyết thế kỷ 12: 31b), chuỳ thố: có hiệu cái dùi (Chỉ Nam ngọc âm thế kỷ 17: 35a), lấy dùi lửa đóng thửa chân (truyền IV, thế kỷ 17: 24a), cướp hết thửa ruộng chưng chẳng còn chưng chút đất cắm dùi (truyền IV, thế kỷ 17: 19a). Chữ “dùi” thường được dịch chữ “trác” (đẽo), “ma trác: dùi mài” (磨琢鎚埋) [VV Kính: tr.20 ]. Sách Đại Học viết: Kinh Thi rằng: “trông kìa trên khuỷu sông kỳ, bờ tre mới mọc xanh rì thướt tha. Có người quân tử tài ba, như lo cắt dũa để mà lập thân. Dồi mài dốc chí siêng cần. Xem người thận trọng thêm phần nghiêm trang. Hiển vinh danh tiếng rỡ ràng, có vua văn nhã hiên ngang đây rồi. Rốt cùng dân chẳng quên người”. - Tạ Quang Phát dịch (瞻彼淇澳,菉竹猗猗。有斐君子,如切如磋,如琢如磨。瑟兮僩兮,赫兮喧兮。有斐君子,終不可諠兮). Chu Tử chú rằng: “như thiết như tha là đạo học vậy; như trác như ma là tự tu vậy; sắt hề huyến hề là kính sợ vậy; hách hề huyên hề là uy nghi vậy; hữu phỉ quân tử, chung bất khả huyên hề là đạo thịnh đức chí thiện, dân chẳng bao giờ quên”. Người xưa thường dùng chữ “dùi mài” / “dồi mài” trong ngữ cảnh này để nói chuyện “học tập, tu dưỡng đạo đức”, ví dụ: chỉn xá tua một sức dồi mài (Cư Trần Lạc Đạo Phú thế kỷ 13 24), tháng tháng dồi mài đá ắt mòn (Hồng Đức, thế kỷ 15: 23b), một rèm một án, dùi mài mấy thu (hoa tiên thế kỷ 19: 9b). ngẩn ngơ trăm mối, dùi mài một thân kiều. Như vậy, có thể thấy quá trình chuyển nghĩa như sau: dùi (dt. cái đục) > dùi (đgt.: đục) > dùi mài/ dồi mài (tu dưỡng, làm cho đẹp ở bên trong, tu dưỡng, bồi đắp, lưu tích còn trong chữ trau dồi, dồi mài) > dồi mài, dồi (làm cho đẹp ở bên ngoài), như dồi phấn. dồi điểm mặt đào cùng má hồng (Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục: 48) ‖ tính trang: dồi điểm (Chỉ Nam ngọc âm, 15)‖ đè chừng nghĩ tiếng tiểu đòi, nghiêng bình phấn mốc mà dồi má nheo (cung oán ngâm khúc, c. 280). “giồi: trau tria làm cho trơn láng…giồi phấn: lấy phấn mà thoa chà trong da mặt cho trắng; đánh phấn, làm tốt.” [Paulus của 1895: 380]. pb từ đồng âm khác nghĩa dồi - nhồi. “Dồi: nhồi cho đầy.” [Rhodes 1651 tb1994: 76]. Còn có âm đọc là dùi (AHV: truỳ).
đgt. <từ cổ> (đen, bóng) làm cho tươi tốt từ trong ra ngoài. Huống lại vườn còn hoa trúc cũ, dồi thức tốt lạ mười phân. (Tích cảnh thi 211.4). Câu này trỏ cảnh hoa và trúc đến mùa xuân đều đẩy nhựa sống từ rễ lên cành. ấy là đều bởi dung dưỡng theo đạo tự nhiên theo “lệnh đông quân”. Câu này hàm ý trỏ người quân tử tu dưỡng đạo đức thuận theo sự vận hành của vũ trụ.
dỗ 諭
◎ Nôm: 𠴗 AHV: dụ .
đgt. nhủ, khuyên nhủ. Làm người thì chử đạo Trung Dung, khắn khắn răn dỗ thửa lòng. (Tự giới 127.2). răn dỗ dịch chữ huấn dụ 訓諭.
giá 這
◎ Ss đối ứng ca⁵, ca³ (23 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 262]. Ngữ tố xuất hiện trong câu thơ sáu chữ. Kiểu tái lập cho thế kỷ XV: *kca⁵. Xét, giá (*kc-) chuẩn đối với “già” (*kc-) và “trăng” (*bl-). Với vị trí 134.3, chứng tỏ thế kỷ XV đã có song thức ngữ âm.
tt. lạnh. Càng khuở già càng cốt cách, một phen giá một tinh thần. (mai 214.6).
dt. sương đóng váng mỏng. Đường tuyết thông còn Giá in, đã sai én ngọc lại, cho dìn. (Tảo xuân 193.1) . x. lạnh.
dt. băng tuyết, dùng để dịch chữ “băng”. Cửa sày, giá nhơn nhơn lạnh, lòng bạn, trăng vặc vặc cao. (Bảo kính 167.5).
gác vân 閣蕓
dt. dịch chữ vân các 蕓閣, đồng nghĩa với vân đài 蕓臺, vân thự 蕓署. Trỏ nơi chứa sách. Xưa hay dùng cỏ vân 蕓, một loại cỏ thơm để trừ mối mọt. Sau trỏ chung thư phòng. Hương cách gác vân, thu lạnh lạnh, thuyền kề bãi tuyết, nguyệt chênh chênh. (Bảo kính 158.3, 157.4).
gác Đông 閣東
dt. <Nho> dịch chữ đông các 東閣, là một tên gọi của hoa mai. TVG cho rằng “đông các là cái lầu chiêu hiền ở đời Hán. Nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường khi làm quan ở đông các có làm câu thơ: “Ở Đông Các ngắm hoa mai động thi hứng.” (東閣觀梅動詩興 đông các quan mai động thi hứng) [theo TVG, Schneider cho rằng: “Đây là cơ quan thuộc Hàn Lâm viện, nơi Nguyễn Trãi làm việc”. Tuy nhiên, theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí Quan chức chí, dưới triều Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông không có cơ quan đông các cũng như chức vụ đông các ở trong Hàn Lâm viện, mà phải đến năm 1471 mới có. Như vậy thuyết của TVG là không ổn. Theo Chỉ Nam ngọc âm môn hoa loại có ghi: “Trạng nguyên: hoa quế; đông các: hoa mai”. Có thể hiểu là: “hoa mai thực đã từng làm khách của nhà thơ, chứ đâu chỉ có kết bạn với mỗi mình với tiên Lâm Bô ” [theo PL 2012: 349]. Gác Đông ắt đã từng làm khách, há những bô tiên kết bạn chơi. (Mai thi 224.3). ở đây, rõ ràng nhà thơ đang chơi chữ, bài tả về hoa mai, nên câu nào cũng có điển về mai. Dùng chữ “gác Đông” ấy chính là trỏ đích danh hoa mai, nhưng lại muốn ẩn cái tên đó đi, mà uyển chuyển nói rằng, loài hoa này từng làm khách ở gác Đông, với hàm ý một loài hoa quý được trồng ở những nơi lầu sảnh quan trọng, tức là vừa trỏ cái cốt cách của hoa, cũng là trỏ cái sở dụng của hoa.
gưởi chơi 改制
đgt. dịch chữ sinh ký trong cụm sinh ký tử quy 生寄死歸 (sống gửi thác về). Lòng người Man Xúc nhọc đua hơi, chẳng cốc nhân sinh gưởi chơi. (Tự thán 85.2).
gưởi tính 𠳚恠
◎ (sic) < 性. Phiên khác: cãi quấy: ngư ông ca ngợi cảnh sông nước, người đốn củi tán dương chốn núi rừng, hai bên cãi nhau không ai chịu ai (MQL 2001: 855). Xét, ngư tiều là hai người bạn của ẩn sĩ, nên khó có thể cãi nhau ở đây được. Nay theo TVG, BVN, Schneider, PL.
đgt. dịch chữ “ký tính tình” (寄性情). Gưởi tính ngư tiều hai đứa lẫn, của ai non nước khiến ta bàn. (Tự thán 95.7). Xưa các nhà Nho thường gửi tâm sự trong thơ ca mây nước. Hai câu này ý nói, ta thì hãy gửi tình gửi tính như ngư ông, tiều phu kia, để mình lẫn vào với nước non này, còn chuyện “non nước” chính sự của ai kia thì chẳng còn ai muốn ta bàn bạc nữa.
gặp 及
◎ Nôm: 趿 AHV: cập âm HTC: g(r)jip [Baxter 1992: 558]. Còn có âm đồng nguyên nữa là kịp. Xét, trong số 7 lần xuất hiện, “gặp” 5 lần ở câu sáu chữ, 2 lần ở câu đủ bảy chữ. Như vậy, thế kỷ XV có song thức ngữ âm. Kiểu tái lập: *?gap⁶ (*a- gặp). x. gầy, x. gánh. Ss đối ứng kăp, kʼăp, ɤăp (23 thổ ngữ Mường), tol, dol, don (5 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 221]. Như vậy, “gặp” gốc Hán, “tới” gốc Việt-Mường. .x tới.
đgt. <từ cổ> tìm thấy. Thiên Thai hái thuốc duyên gặp, Vị Thuỷ gieo câu tuổi già. (Thuật hứng 54.5).
đgt. vào lúc mà có được, vào dịp mà thấy được, đến khi, đến lúc, dịch chữ cập kỳ 及期. Từ ngày gặp hội phong vân, bổ báo chưa hề đặng mỗ phân. (Trần tình 37.1)‖ (Tự thán 99.1)‖ (Bảo kính 135.7)‖ Gặp tiết lương thần. (Vãn xuân 195.1)‖ Gặp xuân. (Đào hoa thi 230.4).
hiền 賢 / 䝨
dt. <Nho> kẻ sĩ. Cầu hiền chí cũ mong cho được, bất nghĩa lòng nào mựa nỡ toan. (Bảo kính 144.3, 160.7, 183.2)‖ (Tích cảnh thi 204.3).
tt. <Nho> biết sống theo đạo lý. Khách hiền nào quản quen cùng lạ, cơm đói nài chi gẩm miễn khê. (Bảo kính 141.3, 186.1) , dịch chữ hiền nhân.
hiền trước 䝨𫏾
dt. <từ cổ> dịch chữ tiên hiền, các vị hiền nho thời trước. Chớ cười hiền trước rằng dại, cầm đuốc chơi đêm bởi tiếc xuân. (Tích cảnh thi 204.3).
huyện hoa 縣花
dt. đc. dịch chữ hoa huyện 花縣. Phan Nhạc đời Tấn làm Huyện lệnh huyện Hà Dương, cho người trồng hoa đào khắp nơi. Mọi người khen: “Hà Dương một huyện hoa.” (河陽一縣花) (xem bạch Khổng lục thiếp q.17), sau dùng chữ huyện hoa, hay hoa huyện là để trỏ cảnh thịnh trị thái bình. Lý Hạ trong bài Xuân trú có câu: “Bình dương cụm hoa, Hà Dương huyện hoa.” (平陽花塢,河陽花縣 bình dương hoa ổ, Hà Dương hoa huyện). Diếp huyện hoa còn quyến khách, rày biên tuyết đã nên ông. (Thuật hứng 62.3).
hàn 寒
tt. lạnh. Non hoang tranh vẽ trập hai ngàn, nước mấy dòng thanh, ngọc mấy hàn. (Tự thán 72.2). Ngọc mấy hàn: dịch chữ hàn ngọc (viên ngọc thanh lãnh) thường dùng để ví với vẻ đẹp thanh lãnh của tự nhiên (TVG) hoặc dung mạo của con người, Lý Quần Ngọc trong bài Dẫn thuỷ hành có câu “một dòng hàn ngọc chảy trong suối thu” (一條寒玉走秋泉 nhất điều hàn ngọc tẩu thu tuyền). Chữ “hàn ngọc” trong thơ Nguyễn Trãi có lẽ được dùng để ví với vẻ đẹp thanh lãnh của nước mấy dòng thanh. [PL 2012: 131]. Phiên khác: hoàn (ĐDA).
tt. <từ cổ> nghèo, trong bần hàn, hàn sĩ, cơ hàn. Giữ khuở phong lưu pha khuở khó, lấy khi phú quý đắp khi hàn. (Bảo kính 144.6).
hèn 閑
◎ pb nhàn. “閑” có âm phiên thiết đời Đường là “hàn”, cứ liệu: “hộ nhàn thiết” (戸閒切) (Đường vận) hoặc “hà nhàn thiết” (vận hội).
tt. <từ cổ> kém cỏi, không đáng gì. Bảy tám mươi bằng một bát tay, người sinh ở thế mới hèn thay. (Trần tình 45.2) (Tự thán 94.4).
tt. <từ cổ> nghèo, trái với phú; có địa vị thấp kém, trái với quý, lưu tích còn trong nghèo hèn, dịch chữ bần tiện. Lấy biêu phú quý đổi biêu hèn, có kẻ thì chê có kẻ khen. (Tức sự 124.1). (Thuật hứng 46.4). Kẻ dân hèn đều làm binh ← 甿隸皆兵 (TKML i 4b6), dân hèn dịch chữ manh lệ (dân đen), Thiếp hèn ở bên trời hãy còn có chưng lòng muông ngựa ← 天涯孽妾尚有犬馬之情 (TKML ii 11a3), thiếp hèn dịch chữ nghiệt thiếp (người thiếp có địa vị thấp kém).
tt. <từ cổ> sơ sài, thấp và nhỏ. Lều hèn vô sự ấy lâu đài, nằm ở chăng từng khuất nhiễu ai. (Tự thán 48.1). đng tiện (trong lều tiện).
hằng 恒
p. tt. <từ cổ> thường, luôn, mãi. Liêm, cần tiết cả tua hằng nắm, trung, hiếu niềm xưa mựa nỡ dời. (Ngôn chí 10.5, 12.3, 16.6, 18.3)‖ (Mạn thuật 24.3)‖ (Trần tình 38.3)‖ của hằng: dịch chữ hằng sản. (Tự thán 77.6, 92.4)‖ (Bảo kính 130.1, 133.7, 139.2, 139.5, 150.3, 184.4). x. sản hằng.
hằng lề 恒例
dt. thói thường, dịch chữ thường lệ 常例 (lệ thường, quy tắc thường thấy, quen dùng). Sách Bắc Tề Thư ghi: “Tài cao chẳng theo lệ thường” (才高不依常例). Chàu người họp, khó người tan, hai ấy hằng lề sự thế gian. (Bảo kính 139.2).
hết 歇
Thuyết Văn 說文: 歇息也 (hiết: dứt vậy). AHV: hiết. Ss các đối ứng hét (Mường, Thổ), hít (Mày, Rục), hot1 (Thà Vưng) [TT dõi 1996: 267], het (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 226].
đgt. không còn. (Mạn thuật 30.5)‖ (Tự thán 74.6, 76.2)‖ (Bảo kính 159.1)‖ Xa hoa lơ lửng nhiều hay hết, hà tiện đâu đang ít hãy còn. (huấn nam 192.3).
② tr. HVVD cả, thảy. Làm người chẳng có đức cùng tài, đi nghỉ đều thì kém hết hai. (Ngôn chí 6.2, 8.6)‖ (Mạn thuật 26.7, 32.7, 36.7)‖ (Tự thán 72.8, 78.1, 81.8, 82.7, 88.2, 89.5, 106.7)‖ (Tự thuật 120.4)‖ (Bảo kính 128.3, 142.8, 179.1)‖ (Lão mai 215.7)‖ (Đào hoa 231.1)‖ (Thái cầu 253.7). (Tức sự 126.8). x. đều hết.
p. HVVD rất, cực, dịch chữ tận. x. hết khoẻ, hết kính, hết tấc. 181.2.
hết khoẻ 歇快
◎ Nôm: 歇跬
tt. HVVT <từ cổ> hết sức, dịch chữ tận lực 盡力. Ước bề trả ơn minh chúa, hết khoẻ phù đạo thánh nhân. (Trần tình 37.6).
hết kính 歇敬
tt. HVVT <từ cổ> kính cẩn hết mức, dịch chữ tận kính 盡敬. Hết kính hết thìn bề tiến thoái, mựa tham mựa dại nết anh hùng. (Tự giới 127.3).
kho 庫
◎ Đọc âm HHV [NN San 2003b: 179]. AHV: khố.
dt. dịch chữ thiên phủ 天府 (kho nẫm thiên nhiên, sản vật phong nhiêu). Tam Quốc Chí phần Gia Cát Lượng truyện có câu: “Đất của kho trời.” (天府之土 thiên phủ chi thổ). Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, thuyền chở yên hà nặng vạy then. (Thuật hứng 69.5) ‖ (Tự thán 78.4)‖ kho vô tịn dịch chữ “vô tận tàng” (Bảo kính 146.7). Tô Đông Pha trong tiền xích bích phú có đoạn: “Gió mát bên sông, trăng thanh trên núi, tai nghe nên tiếng, mắt thấy nên màu, lấy không ai ngăn, dùng không hết xuể, đó là kho lẫm tạo hoá vậy.” (惟江上之清風,與山間之明月,耳得之而為聲,目遇之而成色, 取之無禁,用之不竭,是造物者之無盡藏也 duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn gian chi minh nguyệt, nhĩ đắc chi nhi vi thanh, mục ngộ chi nhi thành sắc, thủ chi vô cấm, dụng chi bất kiệt, thị tạo vật giả chi vô tận tàng dã).
khách 客
dt. trái với chủ. Chim kêu hoa nở, ngày xuân tịnh, hương lụn cờ tàn, tiệc khách thôi. (Ngôn chí 2.6, 5.6)‖ (Mạn thuật 27.5, 35.5)‖ (Thuật hứng 48.3, 52.3, 56.7, 62.3)‖ (Tự thán 83.5, 90.6, 105.3)‖ (Bảo kính 167.3, 177.7)‖ (Tích cảnh thi 206.2).
đt. đại từ phiếm chỉ, trỏ người nào đó (nhiều khi trỏ chính tác giả). Dương tràng đường hiểm khúc co que, quê chợ bao nhiêu khách đẩy xe. (Tự thán 73.2, 86.3)‖ (Bảo kính 141.3), dịch chữ hiền nhânKhách bàng quan. (Bảo kính 185.1, 186.8)‖ (Tảo xuân 193.7)‖ (Trần tình 43.2)‖ (Thuật hứng 65.2)‖ (Tự thán 101.2)‖ (Tự thuật 119.1, 120.4)‖ (Bảo kính 153.4, 163.6)‖ (Vãn xuân 195.7)‖ (Tích cảnh 200.3)‖ Khách thi nhân. (Tích cảnh 210.1)‖ Khách văn chương. (Cúc 216.4)‖ (Tùng 218.3)‖ Khách tri âm. (Trúc thi 222.2)‖ (Mai thi 224.3)‖ Mạy mọ hôm dao lòng mặc khách, kỳ mài ngày tháng của thi nhân. (Nghiễn trung ngưu 254.3).
dt. sứ thần. Bè Trương Khiên nhẹ, khách sang. (Ngôn chí 9.4).
đt. đại từ ngôi thứ ba. Pha lão chơi thu, khách nổi thuyền. (Tự thán 74.4)‖ Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng, đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng. (Tích cảnh thi 208.1).
dt. người làm quan. Lồng chim ao cá từ làm khách, ngòi nguyệt ngàn mai phụ lệ nhà. (Tự thuật 118.5).
đgt. làm khách. Trùng dương mấy phút khách thiên nha, kịp phen này được đỗ nhà. (Quy Côn Sơn 189.1).
khách đăm chiêu 客󰝡招
dt. <từ cổ> bề tôi thân cận, dịch chữ tả hữu 左右. Vinh hoa nhiều thấy khách đăm chiêu, bần tiện ai là kẻ chuộng yêu? (Bảo kính 135.1).
khí hoà 氣和
dt. dịch chữ hoà khí 和氣. Chận làm chi, tổn khí hoà, nào từng hữu ích, nhọc mình ta. (Giới nộ 191.1).
khí huyết 氣血
dt. khí vận và máu huyết theo quan niệm của y học phương đông, dịch chữ huyết khí 血氣. Nẻo đua khí huyết, quên nhân nghĩa, hoà thất nhân tâm, nát cửa nhà. (Giới nộ 191.3).
khí hào 氣豪
dt. dịch chữ hào khí. Hoạn nạn nhiều thu tổn khí hào, lâm tuyền chưa khứng dứt chiêm bao. (Tự thuật 122.1).
khó 苦
◎ Nôm: 庫 AHV: khổ. Ss đối ứng khỏ (Tày) [HTA 2003: 249], kʼɔ (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 231]. Đây là từ hán Việt-Mường, Hán Việt tày.
tt. vất vả, lao khổ. (Ngôn chí 8.2)‖ (Thuật hứng 66.2, 68.2)‖ Nhân nghĩa trung cần giữ tích ninh, khó thì hay kháo, khốn hay hanh. (Bảo kính 131.2).
tt. <từ cổ> nghèo. Sách Quảng Nhã ghi: “khổ: bần cùng vậy.” (苦,窮也 khổ, cùng dã). (Ngôn chí 10.1)‖ Sự có cầu người nên rẻ mặt, phận tuy rằng khó miễn yên lòng. (Thuật hứng 56.4): dịch chữ bần nhi anKhó miễn vui. (Thuật hứng 58.7): dịch chữ bần nhi lạc‖ (Tự thán 77.1)‖ (Bảo kính 133.6, 143.3, 144.5, 172.7, 174.5, 176.7)‖ (Miêu 251.7). x. nghèo.
khó bền 庫卞
tt. <Nho> dịch chữ cố cùng 固窮 (cùng: khó; cố: bền). Luận Ngữ thiên Vệ linh công có đoạn: “khi Khổng Tử ở nước trần thì bị hết lương thực, các đệ tử đi theo sinh bệnh, không dậy được. Tử Lộ lo lắng hỏi: ‘quân tử mà cũng có lúc khốn cùng thế này sao?’ Khổng Tử trả lời: ‘quân tử lúc khốn cùng vẫn bền chí giữ tiết, tiểu nhân khốn cùng thì làm bậy’” (在陳絕糧,從者病,莫能興。子路慍見曰:“君子亦有窮乎?”子曰:“君子固窮,小人窮斯濫矣). Khó bền, mới phải người quân tử, mình gắng, thì nên kẻ trượng phu. (Trần tình 43.5).
không hết 空歇
đgt. <từ cổ> dịch chữ bất tận. Không hết kể chi tay trí thuật, để đòi khi ngã thắt khi eo. (Mạn thuật 32.7).
khoẻ 快
◎ Nôm: 跬 AHV: khoái. Ss đối ứng kʼwe⁴ (28 thổ ngữ Mường), noŋ (1 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 231]. Như vậy, khoẻ gốc Hán, nong gốc Mường. x. mạnh. Tương ứng khuôn vần -oe (THV) ~ -oai (AHV): kẻ ~ cái/ giới 界, quẻ ~ quái 卦, ghẻ ~ cái 疥, kẻ ~ cái / giới 介 (trong kẻ ở người đi), (giấy) kẻ ~ giới (chỉ) 界紙. [An Chi 2005 t2: 382], thuộc hệ đối ứng a (AHV) ~ e (THV), x. keo.
tt. trái với đau yếu. Sách Xuyết Canh Lục 輟耕錄 ghi: “Đời nói: ngày có tật bệnh thì không khoẻ.” (世謂有疾曰不快). Sách hậu Hán Thư phần Hoa đà truyện ghi: “Cơ thể không khoẻ” (體有不快). Tương ứng phần vần oai < oe: 卦 quái - quẻ , 槐 hoài - Hoè , 拐 quải - què. Như vậy đây là từ tiền Hán Việt, gia nhập vào đời Hán. Đạo ta cậy bởi chân non khoẻ. (Mạn thuật 23.3)‖ (Thuật hứng 66.3).
dt. sức. Già vuỗn lấy rượu phù khoẻ, hoạ lại quên lòng khó khăn. (Tự thán 110.7)‖ (Tùng 219.2, 220.2)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.5)‖ (Trần tình 37.6)‖ Hết khoẻ. (Trần tình 43.7): dịch chữ tận lực (hết sức).
kêu 叫 / 嘯 / 呌
AHV: khiếu. Ss đối ứng hok (26 thổ ngữ Mường), kew (2 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 230].
đgt. hót, chữ kêu gào dịch chữ khiếu cao 叫嗥 (tiếng kêu lớn của chim muông). Chim kêu hoa nở, ngày xuân tịnh, hương lụn cờ tàn, tiệc khách thôi. (Ngôn chí 2.5, 17.3, 18.6, 21.4)‖ (Mạn thuật 29.3)‖ (Tự thán 105.4, 108.3)‖ (Bảo kính 164.8)‖ (Hạ cảnh tuyệt cú 197.1)‖ (Nhạn trận 249.6).
loài 類
◎ Đọc âm THV. AHV: loại.
dt. vật loại. Khí dương hoà há có tây ai, nừng một hoa này nhẫn mọi loài. (Đào hoa thi 230.2): mọi loài, dịch chữ vạn vật.
làm 𫜵 / 𬈋 / 濫
◎ Ss đối ứng la (19 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 234].
đgt. thực hiện. Có mống, tự nhiên lại có cây, sự làm vướng vất, ắt còn chầy. (Mạn thuật 25.2)‖ (Thuật hứng 47.1)‖ Làm lành mới cậy chớ làm dữ, có đức thì hơn nữa có tài. (Tự thán 92.5, 98.8)‖ làm lành: dịch chữ vi thiện 為善 (Tự thán 99.8)‖ (Bảo kính 147.5, 149.5, 171.1, 173.7, 176.7, 177.5, 183.7)‖ (Nhạn trận 249.2).
đgt. làm cá thể xã hội trong tương quan với những cá thể xã hội khác. Làm con. (Ngôn chí 2.8)‖ Trúc thông hiên vắng trong khi ấy, nừng mỗ sơn tăng làm bạn ngâm. (Ngôn chí 5.8, 6.1)‖ Làm cái con (Ngôn chí 21.8)‖ (Mạn thuật 33.8)‖ (Trần tình 44.7)‖ (Thuật hứng 50.2, 53.1, 61.5)‖ (Tự thán 80.5, 89.4, 91.1, 95.1, 109.2, 109.3)‖ (Tự thuật 118.5)‖ (Tức sự 126.8)‖ (Tự giới 127.1)‖ (Bảo kính 167.1)‖ (Tùng 218.3)‖ (Mai thi 224.3)‖ (Thiên tuế thụ 235.3)‖ (Điệp trận 250.1)‖ (Thái cầu 253.2).
đgt. tạo ra vật dụng. Vầu làm chèo , trúc làm nhà, được thú vui ngày tháng qua. (Trần tình 39.1).
đgt. lấy làm, coi là. Buồng văn tấp cửa lọn ngày thu, đèn sách nhàn làm song viết nhu (nho). (Thuật hứng 58.2)‖ (Tự thán 111.5)‖ (Bảo kính 133.7, 135.4, 142.4, 152.3, 163.5, 184.3)‖ (Liên hoa 243.4).
đgt. tỏ ra, làm ra vẻ. Cưu lòng nhụ tử làm thơ dại, ca khúc Thương Lang biết trọc thanh. (Tự thán 96.5).
đgt. thành. Ai thấy rằng cười là thế thái, ghê thay biến bạc làm đen. (Tức sự 124.8).
đgt. lao động, làm lụng. Tay ai thì lại làm nuôi miệng, làm biếng ngồi ăn lở núi non. (Bảo kính 149.7), Ss tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Tng. có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho. cd‖ (Bảo kính 173.4, 174.4)‖ (Huấn Nam Tử 192.8)‖ (Miêu 251.6).
đgt. gây ra, tạo ra. Xa hoa ở quãng nên khó, tranh cạnh làm hờn bởi tham. (Bảo kính 174.6, 176.6).
làm lành 𫜵冷 / 𬈋冷
đgt. <Nho> dịch chữ vi thiện 為善 (hành thiện, làm việc thiện). Sách Mạnh Tử thiên Công tôn sửu thượng có đoạn: “Mạnh Tử nói: Tử Lộ kia, người ta đem chuyện lỗi lầm nói với nó thì nó lại vui. Trong khi, vua vũ nghe điều thiện thì vái lạy. Vua Thuấn cao hơn cả, cùng người làm việc thiện. Bỏ ý của riêng mình mà thuận theo ý của dân, dân vui thì cho đó là làm điều thiện.tự cày, tự gieo hạt, tự đào giếng, tự câu cá cho đến làm vua, không có việc nào là không theo dân. Theo dân là làm điều thiện, ấy là cùng dân làm điều thiện vậy. Cho nên, quân tử không có việc gì quan trọng bằng việc làm điều thiện cùng với dân.” (孟子曰:“子路,人告之以有過則喜。禹聞善言則拜。大舜有大焉,善與人同。舍己從人,樂取於人以為善。自耕、稼、陶、漁以至為帝,無非取於人者。取諸人以為善,是與人為善者也。故君子莫大乎與人為善). hậu Hán Thư phần Liệt truyện ghi: “Có hôm hỏi Đông Bình Vương rằng ở nhà thì việc gì là vui nhất. Vương trả lời rằng làm thiện là vui nhất, lời ấy thực cao rộng, thực đáng là lời nằm lòng.” (日者問東平王處家何等最樂,王言為善最樂,其言甚大,副是要腹矣). Nguyễn Trãi từng viết: “sửa mình mới biết thiện là vui” (修己但知善為樂 tu kỷ đãn tri thiện vi lạc). Làm lành mới cậy chớ làm dữ, có đức thì hơn nữa có tài. (Tự thán 92.5, 99.8)‖ (Bảo kính 147.5).
làn 𡔔 / 𱘘
dt. dòng (suối). Dò trúc xông qua làn suối, tìm mai theo đạp bóng trăng. (Tự thán 77.3).
dt. <từ cổ> đợt, tầng. Am cao am thấp đặt đòi tầng, khấp khểnh ba làn, trở lại bằng. (Ngôn chí 16.2), ba làn: dịch chữ tam điệp 三疊 (?).
lành 令
◎ Nôm: 冷 AHV: lịnh, lệnh. Nghĩa gốc là “đẹp” trỏ nhan sắc, dịch chữ lệnh sắc (Luận Ngữ).
tt. đẹp (thời gian, thời tiết), như lệnh nhật (ngày lành), lệnh nguyệt, lệnh niên, lệnh thời. Ngày khác hay đâu còn việc khác, tiết lành mựa nỡ để cho qua. (Quy Côn Sơn 189.8)‖ Tiếc thiếu niên qua trật hẹn lành, hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình. (Tích cảnh thi 202.1)‖ Hoa nguyệt đôn dùng mấy phút lành. (Tích cảnh 207.4).
tt. tốt tươi (cây cối). Mống lành nẩy nẩy bãi hoè trồng, một phút xuân qua một phút trông. (Hoè 244.1).
tt. tốt, hay. Đất dư dưỡng được khóm hoàng tinh, cấu phương lành để dưỡng mình. (Hoàng tinh 234.2).
tt. (đạo đức) tốt. Trần trần mựa cậy những ta lành, phúc hoạ tình cờ xảy chửa đành. (Bảo kính 136.1, 177.8).
tt. ngon. Bánh lành trong lá ghe người thấy. (Bảo kính 172.3).
tt. <kính>, thường dùng tỏ ý tôn kính, trang trọng như lệnh huynh, lệnh nữ, lệnh đức trong hán văn. Vàng bạc nhà chăng có mỗ phân, lành thay cơm cám được no ăn. (Trần tình 38.2)‖ Bà ngựa dầu lành. (Tự thuật 114.3)‖ Ngọc lành. (Tự thuật 116.3).
tt. dịch chữ thiện 善. Ở thế đấng nào là của trọng, vui chẳng đã đạo làm lành. (Tự thán 99.8, 111.4)‖ (Tự thuật 113.6).
tt. trái với dữ, ác. Sự thế dữ lành ai hỏi đến, bảo rằng ông đã điếc hai tai (Ngôn chí 6.7)‖ (Thuật hứng 48.7, 69.2)‖ (Tự thán 92.5)‖ (Bảo kính 147.1, 147.5).
lánh 掙
◎ Nôm: 另 Đây là từ gốc Hán, “tránh 掙: dùng sức mà lột bỏ ra được gọi là tránh thoát 掙侻” [Đặng Thế Kiệt; Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 1874 - 1875]. Thuỷ hử truyện có câu: “trịnh đồ tránh không được, bèn hạ dao sang một bên” (鄭屠掙不起來,那把尖刀也丢在一邊). AHV: lánh. Kiểu tái lập: *tlánh. “tlánh: tránh né. tlánh cho khỏi: anh hãy lui ra.” [Rhodes 1651 tb1994: 231]. “Lánh: trốn tránh. Lánh mềnh: lánh khỏi, thoát thân. tlánh: cùng một nghĩa” [Rhodes 1651 tb1994: 133]. Ở thế kỷ XVII, tồn tại song thức ngữ âm. Thuỷ âm kép tl- là kiểu Việt hoá [TT Dương 2013b].
đgt. thoát khỏi (chốn cạm bẫy, quan trường,…). (Ngôn chí 2.2, 17.1)‖ (Mạn thuật 29.2)‖ (Bảo kính 154.2, 159.2)‖ Vũ Tử lui tuy chịu dại, Bá Di lánh mới nên thanh. (Bảo kính 166.6). tránh.
đgt. tránh, né (cái gì). Lánh trần náu thú sơn lâm, lá thông đàn, tiếng trúc cầm. (Thuật hứng 70.1), dịch chữ tị thế 避世‖ (Tự thán 91.4).
lòng 腸
◎ Nôm: 𢚸 AHV: tràng, trường (ruột, lõi, nhân bên trong). tròng = lòng, lòng trắng, tròng mắt, áp tròng. “tlão tlứng: lòng trắng trứng” [Rhodes 1651 tb1994: 231]. Xem thêm [Huệ Thiên: 415]. *tlaòng >rụng tiền tố [t-] >lòng, *tlaòng > hoà đúc > tròng. tlaòng là âm HHVH của giai đoạn xvii trở về trước. lòng được ghi bằng 車𱸢, kiểu tái lập *klaòng, ngữ cảnh: lòng nết chăng hay tối mò chăng lo áng nạ có ơn đức cả < 心行昆蒙不思爺娘有大恩德 (Phật Thuyết 17a). Trong khi đó, 腸 có âm HTC đọc *drjang (Lý Phương Quế), *l’ang (Trịnh Trương Thượng Phương), *g-ljaŋ (Baxter). Kiểu tái lập: *klɔŋ². [TT Dương 2012c].
dt. tâm. Dễ hay ruột bể sâu cạn, khôn biết lòng người vắn dài. (Ngôn chí 6.6)‖ (Ngôn chí 7.6, 8.7, 10.3, 11.1, 11.7, 12.1, 19.7, 22.8)‖ (Mạn thuật 23.4, 26.8, 30.6, 32.5, 34.4, 34.6)‖ (Trần tình 39.8, 43.3, 49.5)‖ (Thuật hứng 50.7, 58.6, 59.2, 60.3, 63.5, 64.2, 68.7, 69.7, 70.5)‖ (Tự thán 74.5, 77.2, 79.4, 83.1, 86.3, 93.7, 96.5, 97.7, 100.7, 105.8, 106.3, 108.4, 109.5, lòng thắm: dịch chữ đan tâm‖ 110.8, 111.2)‖ (Tự thuật 112.5, 114.6, 115.6, 117.6, 118.4, 121.6)‖ (Tức sự 123.5, 125.7) lòng thường: dịch chữ hằng tâm‖ (Tự giới 127.2)‖ (Bảo kính 128.6, 135.5, 137.5, 138.1, 138.7, 140.5, 141.6, 143.1, 144.4, 145.8), lòng tây: dịch chữ tư tâm‖ (Bảo kính 146.3, 147.5, 156.5, 161.7, 165.3, 167.6, 169.8, 173.8, 178.2, 179.8)‖ Quân tử, thánh hiền lòng tựa nước, càng già càng ngẫm của bùi ngon. (Bảo kính 182.7) dịch câu đạm nhược thuỷ‖ (Bảo kính 184.6, 187.5, 187.7, 188.5)‖ (Vãn xuân 195.6)‖ (Hạ cảnh tuyệt cú 197.4)‖ (Tích cảnh thi 201.2, 206.3, 208.4, 209.2, 210.2)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.5)‖ (hoa mẫu 233.3)‖ (Mộc cận 237.2)‖ (Cam đường 245.4)‖ (Thái cầu 253.2, 253.4, 253.6)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.3).
dt. đáy, phần phía dưới. Quét trúc bước qua lòng suối, thưởng mai về đạp bóng trăng. (Ngôn chí 16.3).
lòng trời 𢚸𡗶
dt. dịch chữ thiên tâm 天心. Mới biết doanh hư đà có số, ai từng cải được lòng trời. (Tự thán 85.8).
lòng đan 𢚸丹
dt. <từ cổ> lòng son, lòng thành, tấm lòng trung, dịch chữ đan tâm 丹心. Nguyễn Tịch đời Tam Quốc trong vịnh hoài có câu: “Lòng son mất ơn trạch, đức nặng trật chốn ngơi.” (丹心失恩澤,重德喪所宜 đan tâm thất ân trạch, trọng đức táng sở nghi). Văn Thiên Tường đời Tống trong bài Quá linh đinh dương có câu: “Sống xưa nay ai mà chẳng chết, giữ lòng son mà viết sử xanh.” (人生自古誰無死,留取丹心照汗青 nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh). Đốt lòng đan chăng bén tục, bền tiết ngọc kể chi sương. (Cúc 217.3).
dt. lòng đơn (chơi chữ nước đôi). “dại lòng đan là cái dại đan róng mốt sơ sài để che chắn nên ánh mặt trời, ánh trăng có thể xuyên thấu (nhật nguyệt thâu). Trong nghề đan lát, có những từ nghề nghiệp chỉ cách đan hoặc tả mặt đan. Róng (hoặc lóng, dóng, nong) mốt, róng hai, róng ba, róng bốn, róng năm… là chỉ cách gài nan. Còn để tả mặt đan khi sản phẩm đã hoàn thành người ta nói: lòng đan, lòng kép, lòng thia, lòng gấm. lòng đan để chỉ hoa văn mặt sản phẩm đan róng mốt tạo nên. lòng kép để chỉ hoa văn mặt sản phẩm đan róng hai róng ba tạo nên. lòng thia để chỉ hoa văn mẹt sảy, nia sảy mà trên đó, nan dọc lao đi cách quãng như ném thia lia trên mặt nước. Dụng cụ này khi sảy, người ta sảy dọc để dễ thoát những phần tử nhẹ, khi gằn để gạn, người ta người ta gằn ngang để dễ giữ lại cát sạn hoặc phần tử được chọn dễ mắc vào nan dọc. lòng gấm để chỉ hoa văn do cách đan phức tạp tạo ra những hình như dệt gấm… có thể diễn ý rõ ra cái nghĩa này như sau: cửa ngọc là ngọc môn, chỉ nơi ở của vua, mà nơi đó đã chìm khuất sau sương khói xa xôi; còn ở nơi này chỉ là ngôi nhà phên vách đơn sơ, suốt ngày, ánh mặt trời, ánh trăng có thể xuyên thấu qua. Nhưng đó là nghĩa thực, lớp nghĩa thứ nhất của câu thơ. Bởi vì lòng đan còn có nghĩa là lòng son, là đan tâm (tấm lòng trung thành bền chặt), nhật nguyệt còn chỉ minh quân, chỉ vũ trụ, đất trời cho nên câu thơ còn hàm ý biểu hiện: tấm lòng trung thành bền chặt của ta đã có mặt trời mặt trăng soi thấu. ở đây rõ ràng câu thơ Nguyễn Trãi sử dụng yếu tố chơi chữ sâu kín và thầm lắng. Chúng tôi cũng đã nói về yếu tố chơi chữ đã xuất hiện trong quốc âm thi tập khi phân tích những chữ cấn cấnthia thia trong bài trước (ngòi khan ước ở làm cấn cấn, cửa quyền biếng mặc áo thê thê). Yếu tố chơi chữ này về sau, trong thơ nôm đã thực sự bùng nổ với phong phú những cách thức, những quan niệm. Cũng chính yếu tố này làm cho việc hiểu và phiên thơ nôm nhiều khi lưỡng lự, băn khoăn dẫn đến những giải pháp rất khác nhau, đôi tranh với nhau. ở trường hợp này đọc dại lòng đan vẫn có thể hiểu lớp nghĩa giãi lòng son như thường khi mà giại, giãi, dãi trong tiếng khu bốn đến nay vẫn phát âm không phân biệt và cũng còn nhiều chứng cứ ngữ âm về sự không phân biệt này cách đây ba bốn thế kỉ, dù ở bắc hay ở trung. Khu bốn chỉ là hình thức bảo lưu khi kinh kì phát triển nhanh và không ngừng mà thôi.” [NH Vĩ 2010: 662]. “rổ lồng hai: rổ đan bắt hai tre bỏ hai tre. rổ lồng mốt: rổ đan bắt một bỏ một tre” [VX Trang: 264]. Song cửa ngọc, vân yên cách, dại lòng đan nhật nguyệt thâu. (Trần tình 40.4). long, lồng, nong.
lăn 吝
◎ Ss đối ứng lăɲ (28 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 234].
đgt. <từ cổ> vất vả, trong lăn lóc. “lăn: xô đẩy theo bề tròn” [Paulus của 1895: 538]. Hễ kẻ danh thơm hay được phúc, mấy người má đỏ phải nhiều lăn. (Bảo kính 175.6). nhiều lăn dịch chữ đa truân.
lưới trần 䋥塵
dt. dịch chữ trần võng 塵網, ý nói con người sống trên đời luôn bị nhiều trói buộc, giống như con cá bị mắc vào lưới, cho nên những hệ luỵ cuộc đời được gọi là lưới trần. Đông Phương Sóc trong bài Dữ hữu nhân thư có câu: “Chớ để cho lưới trần giàm danh trói gò, sung sướng cười hoài, du chơi khắp thập châu tam đảo.” (不可使塵罔名韁拘鎖,怡然長笑,脱去十洲三島 bất khả sử trần võng danh cương câu toả, di nhiên trường tiếu, thoát khứ thập châu tam đảo). Đào Uyên Minh trong bài Quy viên điền cư có câu: “Rơi nhầm vào lưới trần, thoắt cái ba mươi năm.” (誤落塵網中, 一去三十年 ngộ lạc trần võng trung, nhất khứ tam thập niên). Ngại ở nhân gian lưới trần, thì nằm thôn dã miễn yên thân. (Thuật hứng 60.1)‖ Náu về quê cũ bấy nhiêu xuân, lưởng thưởng chưa lìa lưới trần. (Mạn thuật 33.2).
lượm 歛
◎ Đọc âm PHV. AHV: liễm.
đgt. nhặt, gom lấy, nhận lấy. Nhắn bảo phô bay đạo cái con, nghe lượm lấy, lọ chi đòn. (Huấn Nam Tử 192.2).
đgt. chắp tay, khoanh tay, dịch chữ liễm thủ 斂手. Tiếng Hán, chữ “liễm thủ” trỏ sự cung kính, ở đây mang hàm ý “khúm núm, khép nép”. “lượm tay: chắp tay” [Paulus của 1895]. Áng cúc thông quen vầy bậu bạn, cửa quyền quý ngại lượm chân tay. (Tự thán 75.4). Chán cảnh sao mà đứng lượm tay. ( hồ Xuân Hương 8). Tuyệt hơi cho kẻo lượm tay. (Thiên Nam Ngữ Lục ngoại kỷ 68).
lạ 邏
tt. trái với quen. Khách lạ đến ngàn hoa chửa rụng, câu mầu ngâm dạ nguyệt càng cao. (Thuật hứng 52.3)‖ Khách hiền nào quản quen cùng lạ, cơm đói nài chi hẩm lẫn khê. (Bảo kính 141.3).
tt. <từ cổ> đẹp, dịch chữ kỳ 奇 trong sơn kỳ thuỷ tú 山奇水秀 (nước non đẹp đẽ). Chữ lạ là một sản phẩm của quá trình dịch đối âm tiết. Bởi chữ kỳ vốn có nghĩa cơ bản nhất là “lạ” (khác lạ), lưu tích còn thấy trong từ kỳ lạ. Người xưa hay quen dùng âm “lạ” này để dịch cho nghĩa “đẹp” của chữ kỳ rồi sau nữa, do dùng nhiều thành quen, chữ “lạ” còn được dùng để dịch cho chữ mỹ, hảo. thơ nôm Nguyễn Trãi phần lớn chữ “lạ” dùng với nghĩa “đẹp” (khi đề cập đến người và cảnh sắc) và “tươi tốt” (khi tả cây cối, x. nghĩa③), chỉ có hai lần dùng với nghĩa “khác lạ”. Cảnh lạ đêm thanh. (Ngôn chí 19.2)‖ (Trần tình 42.2)‖ Non lạ nước thanh. (Thuật hứng 54.3)‖ Thương cảnh vì nhân cảnh hữu tình, huống chi người lạ cảnh hoà thanh. (Tích cảnh thi 207.2), người lạ dịch chữ mỹ nhân 美人. “chữ lạ trong thơ Nguyễn Trãi và thơ ca đương thời rất thường dùng với nghĩa khác ngày nay, chỉ sự tươi đẹp về hình thức. Nó là kỳ chứ không là dị trong hán tự. Còn hữu tình thì bao giờ cũng đa nghĩa. Hà cớ chi nàng điểm bích trong thiền uyển tập anh khi đổ cho nhà sư Huyền Quang gạ gẫm cái chuyện ấy lại viết rất phúng dụ: người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ, mầu thích ca nào thủa hữu tình. Cũng là lạ với hữu tình ấy cả thôi làm cho Nguyễn Trãi thật rối lòng.” [NH Vĩ 2009].
tt. tươi tốt, dẫn thân từ nghĩa② . (Cúc 216.2)‖ (Trúc thi 223.3)‖ Từ bén hơi xuân tốt lại thêm, đầy buồng lạ màu thâu đêm. (Ba tiêu 236.2)‖ (Mộc cận 237.4). x. tốt lạ.
lạt 辣
◎ (AHV: lạt). Kiểu tái lập: *mlạt. *mlạt > rụng [m-] > lạt, *mlạt >hoà đúc > nhạt, *mlạt > rụng [-l-]> mạt (khinh mạt). [NN San 2004: 72]. Rượu mlạt. Hèn mlạt  [Rhodes 1651 tb1994: 150], “blat: insulsus. cuoi blat vel nhat: insulsè ridere” [Morrone 1838: 200]. Lưu tích còn trong tiếng Việt thế kỷ XIX: “nói mạt: nhiếc móc, nói bỏ xó, chê dể. chê mạt. Id.” [Paulus của 1895: 635], nghĩa này còn phảng phất thấy trong chữ cười nhạt. Ss đối ứng lac, lat (28 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 234].
tt. nhạt, trái với mặn. Chông gai nhẻ đường danh lợi, mặn lạt no mùi thế tình (Tự thán 80.4).
tt. nhạt, sơ sài dịch chữ đạm (đạm bạc). Quân tử nước giao, âu những lạt, hiền nhân rượu thết, lọ là nồng! (Bảo kính 178.5): dịch câu quân tử chi giao đạm nhược thuỷ 君子之交淡若水 (sự giao đãi của quân tử với nhau vốn nhạt như nước [nhưng lại vững bền]) (Trư 252.5).
đgt. coi thường, lưu tích còn trong khinh lạt, khinh mạt. Thu đến cây nào chẳng lạ lùng, một mình lạt khuở ba đông. (Tùng 218.2), dịch chữ lăng hàn 凌寒 (coi thường cái rét).
lấy làm 𥙩𬈋
đgt. <từ cổ> dịch chữ dĩ vi 以為 (để làm). Cội cây la đá lấy làm nhà, Lân Các ai hầu mạc đến ta. (Thuật hứng 54.1).
đgt. <từ cổ> dịch chữ dĩ vi 以為 (coi là, cho là). Của đến nước xa nên quý giá, người lìa quê cũ lấy làm phiêu. (Bảo kính 135.4).
lầu hồng 樓紅
dt. dịch chữ hồng lâu (chốn ở của con gái quyền quý). Lầu hồng có khách cầm xuân ở, cầm ngọc tay ai dắng dỏi thêm. (Tích cảnh 200.3, 208.1).
lầu xanh 樓青
dt. dịch chữ thanh lâu 青樓 (phòng gác đẹp đẽ sang trọng của nhà quyền quý). Lầu xanh từng thấy khách thi nhân, vì cảnh lòng người tiếc cảnh xuân. (Tích cảnh 210.1).
lặn mọc 吝木
đgt. lên xuống (mặt trời, mặt trăng,…). Ác thỏ tựa thoi xem lặn mọc, cuốc cày là thú những xung xăng. (Trần tình 38.5).
đgt. dịch chữ xuất một 出沒 (nổi chìm, thăng trầm). Ban đầu trỏ nghĩa mặt trời mặt trăng đắp đổi, ví dụ: Hôm mai lặn mọc (Huyền Quang - Vịnh Hoa Yên 19). Sang cùng khó bởi chưng trời, lặn mọc làm chi cho nhọc hơi. (Ngôn chí 10.2). sông yêu lặn mọc biết mấy khuở cho thôi, nhà lửa nấu nướng biết ngày nào cho rồi < 愛河出沒幾時休,火宅憂煎何日了 [Tuệ Tĩnh - thiền tông 22a]. Phiên khác: lăn lóc [TVG,1953].
lề 例
AHV: lệ.
dt. thói, lưu tích: lề lối (quy tắc thanh luật), lề thói. Bá di người rặng thanh là thú, Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề. (Thuật hứng 48.6)‖ (Tự thán 88.6)‖ (Bảo kính 141.8, 144.7). Thng đất lề quê thói.
đgt. <từ cổ> làm theo lệ theo thói cũ. Song viết hằng lề phiến sách cũ, hôm dao đủ bữa bát cơm xoa. (Ngôn chí 18.3)‖ (Bảo kính 139.2): hằng lề dịch chữ thường lệ.
lọ là 路羅
đgt. <từ cổ> cần gì phải, dịch chữ hà tất 何必, hà tu 何須. Có xạ, tự nhiên mùi ngát bay, lọ là đứng gió xang tay. (Bảo kính 172.2) do câu 有麝自然香,何必當風立 hữu xạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập. Hoặc 有麝自然香,何須迎風揚 hữu xạ tự nhiên hương, hà tu nghinh phong dương , hay câu 有麝自然香,何必人前誇 hữu xạ tự nhiên hương, hà tất nhân tiền khoa.
lồng chim ao cá 篭𪀄泑𩵜
Thng dịch chữ 籠鳥池魚 lung điểu trì ngư. Phan Nhạc đời Tấn trong bài Thu hứng phú có câu: “Ví như chim lồng cá ao, còn mang lòng suối khe đầm núi.” (譬猶池魚籠鳥,有江湖山藪之思 thí do trì ngư lung điểu, hữu giang hồ sơn tẩu chi tư). Đào Uyên Minh trong bài Quy viên điền cư có câu: “Chim mắc lưới luyến rừng xưa, cá nằm ao mơ vực cũ.” (羈鳥戀舊林,池魚思故淵 ky điểu luyến cựu lâm, trì ngư tư cố uyên). Sau, câu này còn dùng để ví với những tai hoạ không may gặp phải, hoặc ví với cảnh bị ràng buộc mất tự do, như trì ngư chi hoạ 池魚之禍 hay trì ngư chi lự 池魚之慮. Lồng chim ao cá từ làm khách, ngòi nguyệt ngàn mai phụ lệ nhà. (Tự thuật 118.5). ở đây tác giả đang nói đến chuyện bị cầm cố trong chốn quan trường.
lộng lộng 弄弄
tt. <từ cổ> to lớn, rộng ràng (thường dùng cho trời đất), âm đọc cổ của lồng lộng, nghĩa cũng khác chút ít so với lồng lộng ngày nay. Lộng lộng trời, tây chút đâu, nào ai chẳng đội ở trên đầu? (Trần tình 40.1). há lấy lộng lộng nghiệp bá nước sở bèn cam chịu chưng lễ lỗ công vậy thay! (TKML i 4a), lộng lộng dịch chữ 皇皇 hoàng hoàng.
muôn 萬
◎ Nôm: 𨷈 / 𰿘 AHV: vạn. Các âm Việt hoá như: vàn, trong muôn vàn.
dt. mười ngàn, trỏ số rất lớn,. Gia sơn, đường cách muôn dặm. (Tự thuật 115.5)‖ Nghìn muôn tốn nhượng chớ đua tranh. (Bảo kính 136.8), dịch chữ thiên vạn 千萬 (Bảo kính 142.7, 166.3, 184.8).
má đào 𦟐桃
dt. dịch chữ đào kiểm 桃臉. Trỏ người con gái đương xuân. (Đào hoa thi 230.4)‖ Má đào phai hết bởi xuân qua, nẻo lại đâm thì liền luống hoa. (Đào hoa thi 231.1). ở đây dùng nghĩa nước đôi.
má đỏ 𦟐覩
dt. dịch chữ hồng nhan 紅顏 hay hồng kiểm 紅臉. Hễ kẻ danh thơm hay được phúc, mấy người má đỏ phải nhiều lăn. (Bảo kính 175.6), dịch từ câu hồng nhan đa truân 紅顏多迍.
máy 楣
◎ Ss đối ứng măj (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 238]. là từ gốc Hán, máy là từ gốc Việt-Mường.
dt. dịch chữ ki 機, ví dụ Máy trời dịch từ chữ thiên ki. Ngồi thiền định quên máy ← 禪定忘機 (TKML ii 23a6). Làm người biết máy, khôn sao, lỗi thác ai vì mỗ chút nào. (Bảo kính 167.1). biết máy: dịch chữ tri cơ (知機) nghĩa là “biết được then máy (quy luật vận động) của đất trời”.
mây nổi 𩄲浽
đc. ám mây trôi nổi vô định trên bầu trời, dịch chữ phù vân 浮雲. Sách Chu Thư phần Tiêu đại hoàn truyện có câu: “Than ôi! đời người như mây nổi sương sớm.” (嗟乎!人生若浮云朝露). Luận Ngữ thiên Thuật nhi: “ăn cơm đạm bạc uống nước trắng, khoanh tay làm gối, vui là ở trong đó. Bất nghĩa mà giàu với sang, với ta như mây nổi.” (飯疏食飲水,曲肱而枕之,樂亦在其中矣。不義而富且貴,於我如浮雲). Điển nghĩa trỏ sự coi nhẹ giàu sang, phú quý mà đặt nặng vấn đề đạo nghĩa. Danh thơm một áng mây nổi, bạn cũ ba thu lá tàn. (Thuật hứng 63.3).
mây xanh 𩄲撑
dt. dịch chữ thanh vân 青雲, nguyên từ chữ thanh vân lộ 青雲路 (đường mây xanh), ví với con đường làm quan. biệt lý Tham quân của Trương Kiều đời Đường có câu: “Nghĩ thầm đến dặm thanh vân, dầu sao cũng đáng gửi thân kiếp này.” (静想青雲路,還應寄此身). Chân mềm ngại bước dặm mây xanh, quê cũ tìm về cảnh cũ thanh. (Bảo kính 158.1). đng đường mây.
mình gắng 命亘
gt. tt. <Nho> dịch chữ tự cường 自強. Trong sách Kinh Dịch có câu: “Trời vận hành cương kiện, quân tử thì tự cường không nghỉ.” (天行健,君子以自強不息 thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức). Khó bền, mới phải người quân tử, mình gắng, thì nên kẻ trượng phu. (Trần tình 43.6).
mười chước 𱑕䂨
dt. dịch chữ thập sách 十策. An lạc một lều dầu địch, thái bình mười chước ngại dâng. (Bảo kính 161.6)‖ câu này có lẽ nhắc đến Thái bình thập sách của Đỗ Yêm đời Tuỳ Văn Đế trong đó có đề cập đến nhiều chuyện như tôn Vương Đạo, mở rộng bá lược…[TVG 1956: 135]. Ss Thái bình thập sách của Giải Tấn 解縉 (1369- 1415) nhà Minh. Kê minh thập sách của nàng Nguyễn Điểm Bích, thiếp của vua Trần Duệ Tông (1372 - 1377).
mười thu 𱑕秋
dt. mười năm. Án tuyết mười thu uổng đọc thư, kẻo còn loạt loạt chữ Tương Như. (Mạn thuật 36.1), dịch chữ thập niên đăng hoả 十年燈火‖ (Thuật hứng 62.2)‖ (Tự thuật 120.4).
mầu 牟
tt. <từ cổ> dịch chữ diệu 妙. Thú mầu. (Bảo kính 154.2), dịch chữ diệu thú 妙趣‖ Được thì xem áng công danh dễ, đến lẽ hay cơ tạo hoá mầu. (Bảo kính 162.6), dịch chữ diệu cơ 妙機.‖ Từ bén hơi xuân tốt lại thêm, đầy buồng lạ mầu thâu đêm. (Ba tiêu 236.2). Chữ lạ mầu dịch từ chữ kỳ diệu.
mắt xanh 𬑉撑
dt. mắt hoa. Tuổi cao tóc bạc, cái râu bạc; nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh. (Tự thán 99.6).
dt. dịch chữ 青眼, ví với tuổi trẻ. Trương Hỗ đời Đường trong bài Hỉ vương tử tái thuyết cựu có câu: “Gặp nhau ngày mắt biếc, giờ than thuở tóc mây.” (相逢青眼日,相嘆白頭時 tương phùng thanh nhãn nhật, tương thán bạch đầu thì). Con mắt hoà xanh đầu dễ bạc; lưng khôn uốn lộc nên từ. (Mạn thuật 36.5).
mặc 默
đgt. <từ cổ> lấy, dùng, lấy mà dùng, dịch chữ 以. Một an, một sách, một con lều, song viết bao nhiêu mặc bấy nhiêu. (Bảo kính 164.2).
p. <từ cổ> để, để cho; dịch chữ 以. Củi hái, mây dầu trúc múa, cầm đưa, gió mặc thông đàn. (Tự thán 95.4, 101.4).
p. <từ cổ> và, dịch chữ 以. Yên phận cũ chăng bằng phận khác, cả lòng đi mặc nhủ lòng về. (Bảo kính 141.6).
p. đgt. <từ cổ> lấy, đem, dịch chữ 以. Chỉn sá lui mà thủ phận, lại tu thân khác, mặc “thi thư”. (Mạn thuật 34.8)‖ Ngoài cửa mừng người dầu cái vẹt, trong nhà thết khách mặc con cờ. (Tự thán 90.6).
mếch 覔
◎ Kiểu tái lập: *mlếch. *mlếch > mếch (trong chếch mếch), *mlếch > lệch, *mlếch > nhếch (nhếch mép: cười lệch một bên mép).
tt. <từ cổ> lệch, lưu tích còn trong từ chếch mếch , “thiên trọng, trọng riêng” [ĐDA]. Taberd, Génibrel 1898 , “faveur paticulière” (biệt đãi) [Schneilder 1987]. Tiên Bô kết đã bấy thu chầy, ngẫm ngọt dường bằng mếch trọng thay. (Mai thi 225.2), mếch trọng dịch chữ thiên ái 偏愛.
mềm 𱙩 / 𣼺 / 𩞝
tt. trái với cứng. Non cao non thấp mây thuộc, cây cứng cây mềm gió hay. (Mạn thuật 26.4)‖ (Bảo kính 158.1)‖ (Tích cảnh thi 200.2, 206.1).
đgt. trong từ mềm lòng. giống như động lòng, xao lòng. Cực thấy ngoài hiên tơ liễu rủ, một phen liễu rủ một phen mềm. (Tích cảnh thi 205.4).
tt. <đạo, nho> dịch chữ nhu nhược 柔弱 (yếu mềm). Sách Đạo Đức Kinh ghi: “Trong trời đất không gì mềm yếu bằng nước, thế mà mọi thứ cứng mạnh chẳng thể thắng nổi nước. Yếu mà thắng mạnh, mềm mà thắng cứng; trong thiên hạ ai mà không biết cái lẽ ấy thì chẳng thể hành sự được.” (天下莫柔弱於水,而攻堅強者莫之能勝,其無以易之。弱之勝強,柔之勝剛,天下莫不知,莫能行 thiên hạ mạc nhu nhược ư thuỷ, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng, kỳ vô dĩ dịch chi. Nhược chi thắng cường, nhu chi thắng cương, thiên hạ bất tri, mạc năng hành). Sách Lễ Ký thiên Tuy y có câu: “Tiểu nhân chết đuối vì nước, đại nhân chết đuối bởi dân.” (小人溺於水,大人溺於民). Sách Khổng Tử gia ngữ ghi: “Vua là thuyền, dân là nước. Nước để chở thuyền mà cũng có thể lật thuyền.” (夫君者、舟也;庶人者、水也。水所以載舟,亦所以覆舟 phù quân giả chu dã; thứ nhân giả thuỷ dã. Thuỷ sở dĩ tải chu, diệc sở dĩ phúc chu). Nguyễn Trãi trong bài Quan hải có câu: “Lật thuyền mới tin dân còn như nước.” (覆舟始信民猶水 phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ). “nước là chất mềm, người ta hay đùa bỡn với nước mà không biết nước là một thứ nguy hiểm, nên thường bị chết đuối. Dân là cỗi rễ của nước, tuy chất phác thật thà nhưng không ai có thể khinh rẻ được, nếu vua chúa mà bỏ dân không bảo vệ dân thì lòng dân phân li mà sự phản bội sẽ theo đến ngay” [TVG,1956: 107]. Bể hiểm nhân gian ai kẻ biết, ghê thay thế nước vị qua mềm. (Tự thuật 115.8).
mọi 每
dt. khắp, tất cả. Cày chống tuyết ngâm đòi cảnh, cuốc chơi xuân khắp mọi đồi. (Ngôn chí 13.6)‖ (Mạn thuật 26.7)‖ (Thuật hứng 62.6)‖ (Tự thán 72.8, 88.2, 106.7, 107.7)‖ (Tự thuật 114.2)‖ (Bảo kính 128.1, 134.8, 138.4, 141.1, 159.1)‖ (Giới nộ 191.8)‖ Khí dương hoà há có tây ai, nừng một hoa này nhẫn mọi loài. (Đào hoa thi 230.2), dịch chữ vạn vật.
mối 䋦
dt. đầu sợi dây, (bóng) trỏ đầu các mối quan hệ xã hội, dịch chữ đoan 端. Miệng người tựa mật, mùi qua ngọt, đạo thánh bằng tơ, mối hãy dài. (Tự thán 91.6).
một 蔑 / 𠬠
◎ Ss đối ứng mok, mot (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 242].
dt. số đếm. Góc thành nam, lều một căn, no nước uống, thiếu cơm ăn. (Thủ vĩ ngâm 1.1, 1.8)‖ (Ngôn chí 2.7, 7.6, 7.8, 8.3, 11.8, 12.3, 14.2, 16.7, 17.2, 17.6, 19.1, 19.6, 22.2)‖ (Mạn thuật 24.6, 26.8, 27.4, 28.1, 30.7, 31.8, 31.8, 33.6)‖ (Trần tình 42.2, 42.8, 43.3, 44.6, 44.6, 45.1)‖ (Thuật hứng 48.1, 50.7, 55.8, 56.8, 60.8, 63.3, 64.1, 64.8, 67.1, 68.6, 68.7, 69.7)‖ (Tự thán 71.1, 73.6, 75.6, 76.5, 77.7, 82.5, 82.8, 83.8, 90.7, 91.1, 93.1, 93.7, 97.8, 102.1, 104.2, 105.2, 106.8, 107.6, 108.1, 109.8, 111.5)‖ (Tự thuật 120.3)‖ (Tức sự 123.1, 125.2, 126.2)‖ (Bảo kính 128.8, 138.1, 142.2, 145.2, 151.2, 153.8, 154.1, 155.3, 156.5, 158.7, 159.4, 161.5, 161.8, 164.1, 165.3, 166.1, 166.4, 167.3, 168.6, 169.5, 170.7, 173.5, 178.7, 180.4, 183.8)‖ (Giới nộ 191.6)‖ (Hạ cảnh tuyệt cú 197.4)‖ (Tích cảnh thi 199.3)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.2)‖ (Thuỷ thiên nhất sắc 213.2)‖ (Tùng 218.2)‖ (Mai thi 225.3, 226.2)‖ (Đào hoa thi 227.1, 229.4, 230.2)‖ (Hoa mẫu đơn 233.1)‖ (Ba tiêu 236.3)‖ (Mộc cận 237.1)‖ (Lão dung 239.2)‖ (mạt lị 242.2)‖ (Hoè 244.2)‖ (Trường an 246.4)‖ (Dương 247.4)‖ (Trư 252.4).
p. <từ cổ> khắp, thảy, suốt, cứ, dịch chữ nhất 一, đứng trước động từ, tính từ. Tựa cội cây ngồi hóng mát, leo heo ta hãy một leo heo. (Thuật hứng 67.8)‖ Ngoài chưng phần ấy cầu đâu nữa, cầu một ngồi coi đời thái bình. (Tự thán 80.8)‖ Một thấy. (Tự thán 107.8).
một dường 蔑羕
p. <từ cổ> như nhau, hoàn toàn, dịch chữ nhất dạng 一樣 (Trước sau vẫn cứ như thế). (Mạn thuật 31.2)‖ Hoa còn để rụng lem đất, cửa một dường cài sệt then. (Tức sự 124.6)‖ (Lão mai 215.8)‖ Cốt cách già càng thanh một dường. (Hồng Đức QATT, 30). “trong văn bản nôm, một dường là một từ ghép, có nghĩa và được dùng nhiều, các cụ sâu sắc hán nôm nên không ai băn khoăn cả. Ta gặp: linh đài sạch một dường thanh (31.2); Duềnh sông thẳm một dường xuân (HĐQA 81.7); gió một dường lay lách đến. (Hồng Đức 79/5). Chúng ta thấy rằng hai chữ một dường vốn từ nhất dạng 一樣 của hán văn mà ra. Chữ dạng vốn có nghĩa là dáng, vẻ, khuôn mẫu định sẵn. Khi kết hợp với nhất, lúc đầu nó có nghĩa gần thực là một vẻ, một dáng, một khuôn, sau đó nó có nghĩa là cứ khăng khăng theo mẫu mà làm, bất chấp điều kiện, Hoàn Cảnh, dư luận. Trong ba câu vừa trích, câu cuối có nghĩa gần nhất với chữ một dường mà Nguyễn Trãi đang dùng. Bài thơ tả cảnh nàng Chiêu Quân trên đường sang cống hồ, ra khỏi biên ải, trăng gió vô cảm mặc kệ giai nhân: gió một dường lay lách đến / trăng nào khứng nói năng cùng. nhất dạng đã phổ biến trong văn bản đời Đường, có thể qua mạng tìm ra hàng dãy ngữ liệu. Chữ một dường cũng có nghĩa như vậy. Trong tiếng Việt ta còn có những chữ rất gần gũi với một dường như một mực, một mạch, một kiểu… cửa một dường nghĩa là cửa thì cứ vậy mặc kệ. trong luật đối của thơ, một dường đối chỉn chu với còn để ở câu trên.” [NH Vĩ 2010].
nghĩ 擬 / 𢪀
đt. <từ cổ> dịch chữ tự 自 (tự tại, tự mình, một mình mình, không cần đến tha nhân tha vật). Chim đến cây cao chim nghĩ đỗ, quạt hay thu lạnh quạt sơ thâu. (Trần tình 40.5)‖ Đều nghĩ trở đầu lại mà soi trong lòng, mựa khiến rông lòng buông đi 各自廻光內照,毋令逐境外求各自廻光內照,毋令逐境外求 各自廻光內照,毋令逐境外求 (Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục 47b1). Sao bèn rông chưng lòng dục bời bời, nghĩ phen dâm rắn 胡乃容厭厭之欲,自效蛇淫胡乃容厭厭之欲,自效蛇淫胡乃容厭厭之欲,自效蛇淫 (TKML ii 16a).
nghĩa phải 義沛
dt. dịch chữ “chính nghĩa”. Lợi tham hết lấy nhiều thì cạnh, nghĩa phải đam cho ít chẳng phường. (Bảo kính 128.4).
ngoài chưng 外蒸
dt. dịch chữ chi ngoại 之外. Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, bui một lòng người cực hiểm thay. (Mạn thuật 26.7). Ss bể sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng. cd‖ (Tự thán 80.7)‖ Ngoài chưng thế. (Trần tình 40.7): dịch chữ thế chi ngoại ‖ (Bảo kính 155.7).
ngàn Bá 岸灞
dt. đc. dịch chữ bá ngạn 灞岸 (bờ sông bá), trên sông Bá có cầu Bá 灞橋. Tôn Quang Hiến đời Tống trong Bắc mộng toả ngôn ghi: tướng quốc nhà Đường là Trịnh Khể 鄭綮 nổi tiếng về thơ, vốn không có tham vọng ở chốn lang miếu…khi ấy, quân thái nguyên đã đến vị bắc, thiên tử lo lắm, muốn tìm cách khu trừ, tướng quốc trả lời, xin gia thêm một chữ “triết 哲” cho thuỵ của Văn Tuyên Vương… các quan đồng liêu coi đó làm xấu hổ, thường tỏ ý gièm pha coi thường ông. Tướng quốc bèn đề thơ lên vách sảnh trung thư, lời thơ rằng: “con bọ bên sườn Côn Lôn, con kiến tha đi mất. Một mai mưa trắng xoá, không nọc không lâu la” (側坡蛆昆侖,蟻子竞來拖。一朝白雨下,無鈍無嘍羅 trắc pha thư Côn Lôn, nghị tử cánh lai đà. Nhất triêu bạch vũ há, vô độn vô lâu la), ý nói vì thời vận sắp suy, giả như có tài trí thì cũng chẳng thế cứu được, nên mới lo lắng ngọc tốt đều bị thiêu, đại khái là như vậy. Tướng quốc có bài thơ đề lão tăng rằng: “nắng chiếu tuyết núi tây, lão tăng chưa mở cửa, bình nước dính chân tảng, lò sưởi lụi tro bay. Đồng tử ốm về mất, hươu tránh rét vào đây.” (日照西山雪,老僧門未开。凍瓶粘柱础,宿火焰爐灰。童子病歸去,鹿麋寒入來 nhật chiếu tây sơn tuyết, lão tăng môn vị khai. Đống bình niêm trụ sở, túc hoả diệm lô hôi. Đồng tử bệnh quy khứ, lộc mi hàn nhập lai). Thường nói: “bài này thuộc thể đối, đầu đuôi cân xứng, viết rất đều tay” có người hỏi: “tướng quốc gần đây có thơ mới không?” trả lời rằng: “thi tứ ở trên lưng lừa trong gió tuyết ở cầu bá kia, chốn ấy làm gì mà có được?” (詩思在灞橋風雪中驢子上,此處何以得之 thi tứ tại bá kiều tuyết trung lư tử thượng, thử xứ hà dĩ đắc chi?). Đại khái ý nói cả đời khổ tâm vậy”. Lừa tìm ngàn Bá nhờ mai bảo, thuyền nổi dòng thu có nguyệt đưa. (Tự thán 90.3)‖ điển này thường được gọi là kỵ lư sách cú 騎驢索句 (cưỡi lừa tìm câu thơ). ở đây, theo điển nghĩa, câu thơ đang nói về tâm trạng của người cô trung trước cuộc thế, chứ không phải chỉ nói về chuyện làm thơ.
ngâm gió 吟𩙍
đgt. ngâm vịnh, dịch chữ ngâm phong lộng nguyệt [PL 2012: 74]. Đìa cỏ được câu ngâm gió, hiên mai cầm chén hỏi trăng. (Mạn thuật 23.5).
ngôi cả 嵬奇
dt. <từ cổ> vị thế lớn trong xã hội, dịch chữ đại vị 大位, chữ này gồm hai nghĩa (1). đế vị; (2). quan vị. ở đây trỏ nghĩa thứ hai. Lưu Hiếu Tiêu đời Lương trong bài Biện mệnh luận có câu: “thế mà kẻ tài cao chăng tước vị, đám lang sói thì chiếm chức cao” (然則高才無貴仕,饕餮而居大位 nhiên tắc cao tài như vô quý sĩ, hiêu xan nhi cư đại vị). Tiêu sái tự nhiên nhẹ hết mình, nài bao ngôi cả áng công danh. (Tự thán 78.2).
ngặt 兀
tt. <từ cổ> “cùng túng, hết thế. Ngặt nghèo hoặc nghèo ngặt. id. túng ngặt. Bức ngặt. id. ngặt có một điều: túng có một việc; thiếu có một đều” [Paulus của 1895 t2: 87]. (Ngôn chí 10.7, 18.8)‖ (Mạn thuật 29.5, 31.3)‖ (Thuật hứng 46.6, 48.6, 57.1)‖ (Tự thán 71.1), ngặt đến xương: dịch chữ bần đáo cốt‖ (Tự thán 72.7), khó ngặt: dịch chữ bần khổ 貧苦 (Tự thán 99.6)‖ Phồn hoa chẳng dám, ngặt yên phận, trong thế, anh hùng ấy mới biêu. (Tự thuật 116.7): dịch câu an bần nhi lạc 安貧而樂‖ (Tự thuật 122.7)‖ (Bảo kính 160.6, 168.2).
nhiều 饒
AHV: nhiêu.
tt. lắm, làm vị ngữ tính từ hay làm định ngữ. Sách Tiểu Nhĩ Nhã ghi: “Nhiêu: đa” (饒,多也). Rừng nhiều cây rợp hoa chầy động, đường ít người đi cỏ gấp xâm. (Ngôn chí 5.3, 8.5, 20.5)‖ (Mạn thuật 29.6)‖ (Thuật hứng 46.5, 49.3, 50.4, 67.2, 68.2)‖ (Tự thán 80.2, 93.6, 100.3, 105.1)‖ (Tự thuật 113.2, 120.1, 121.6, 122.1)‖ (Bảo kính 128.3, 129.3, 130.2, 130.7, 131.8, 133.5, 135.8, 138.3, 140.1, 140.7, 143.3, 146.5, 147.3, 159.5, 161.1, 164.6, 171.3, 172.7, 173.5, 175.3, 186.1, 188.2)‖ (Huấn Nam Tử 192.3)‖ (Tùng 219.4, 220.1)‖ (Trúc thi 222.1)‖ (Thiên tuế thụ 235.2)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.1, 254.5). x. Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế, nừng một ông này, đẹp thú này. (Ngôn chí 11.7) ‖ (Thuật hứng 46.8)‖ (Tự thán 84.8).
p. lắm, đứng trước động từ làm trạng ngữ tần số. Vinh hoa nhiều thấy khách đăm chiêu, bần tiện ai là kẻ chuộng yêu? (Bảo kính 135.1, 174.3, 175.6), nhiều lăn: dịch chữ đa truân 多屯.
nhiều thốt nhiều sự lỗi
Thng <Nho>. Dịch từ câu đa ngôn đa quá 多言多過. Nhiều thốt đã đành nhiều sự lỗi, ít ăn thì lại ít người làm. (Bảo kính 174.3). Sách bạch thoại bạch thư Chu Dịch có đoạn: “dịch viết: ‘quát nang, vô cữu vô dự’. Khổng Tử nói: hào từ này khuyên răn tiểu nhân về việc ăn nói. Vì tiểu nhân thường nói lắm sai nhiều, lắm việc thì lắm lo.” (《易》曰:“聒囊, 無咎無譽。” 孔子曰: 此言箴小人之口也。小人多言多過,多事多患). Ss nói dài, nói dai, nói dại. Tng.
Nho 儒
dt. nho gia, nho giáo. (Mạn thuật 27.5)‖ (Bảo kính 150.1), rừng Nho: dịch chữ Nho lâm 儒林Trí qua mười mới khá rằng nên, ỷ lấy nho, hầu đấng hiền. (Bảo kính 183.2). Đào Uyên Minh trong bài Vinh mộc 榮木 có câu: “sao có thể dựa vào cái chẳng phải là đạo? sao có thể dốc sức vào những điều không phải là thiện?” (匪道曷依,匪善奚敦 phỉ đạo hạt ỷ, phỉ thiện hề đôn).
nhà cả 茹奇
dt. HVVT dịch chữ đại trạch 大宅, nghĩa là “trời đất, kiền khôn, vũ trụ” [Từ Nguyên: 0358]. Sách hậu Hán Thư phần Phùng diễn liệt truyện: “thần khí chơi khắp vũ trụ chừ” (游精神於大宅兮). Đống lương tài có mấy bằng mày, nhà cả đòi phen chống khoẻ thay. (Tùng 219.2). Trong bài thơ, rõ ràng là cả đống lương (phẩm chất kẻ trượng phu) và nhà cả đều được dùng với nghĩa bóng. Không có chuyện gỗ tùng có thể chống nhà lớn. Vì nếu đã làm cột thì lấy đâu cội rễ bền, còn dâu “nhuốm tuyết sương”. Tác giả đem đến cho ta một hình ảnh tùng trực diện giữa trời đất thiên nhiên và một biểu tượng về đại trượng phu tùng trong ngầm ý so sánh với chính phẩm cách mình, tâm trạng mình [NH Vĩ 2005: 34].
nhà quan 茹官
dt. HVVT <Nho> lời bề tôi tôn xưng nhà vua, dịch chữ quan gia 官家. Sách Tư Trị Thông Giám phần Tấn thành đế hàm khang tam niên do hồ tam tỉnh chú: ”đời Tây Hán gọi thiên tử là huyện quan, đời Đông Hán gọi là quốc gia, nên gộp xưng là quan gia. Có thuyết cho rằng: “Ngũ đế cai quản (官) thiên hạ, tam vương đặt định (家) thiên hạ, nên gọi vậy.” (西漢謂天子為縣官,東漢謂天子為國家,故兼而稱之。或曰:五帝官天下,三王家天下,故兼稱之). Đại Việt sử ký toàn thư ghi: đời Trần “[thiên ứng chính bình] năm thứ 19 [1250]… xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là quan gia”. Năm 1277, Uy Văn Vương Trần Toại, cũng từng giải thích cho thượng hoàng về nghĩa của “quan gia” qua trích dẫn sách Tư Trị Thông Giám [PV Thắm 2008]. Ẩn cả lọ chi thành thị nữa, nào đâu là chẳng đất nhà quan. (Ngôn chí 17.8), dịch câu “dưới khắp gầm trời, đâu chẳng đất vua, trên mọi bến bờ, ai không thần tử” (普天之下,莫非王土,率土之濱,莫非王臣 phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ, suất thổ chi tân, mạc phi vương thần) [Kinh Thi]. Ăn lộc nhà quan chịu việc quan, chớ tham tiểu lợi phải gian nan. (Bảo kính 144.1). Tương tự nhà vua dịch chữ vương gia 王家, nhà nước dịch chữ quốc gia 國家.
như 如
k. bằng. Kham hạ hiền xưa toan lẩn được, ngâm câu: “danh lợi bất như nhàn (Bảo kính 160.8).
k. <từ cổ> dường như. Tuy đà chưa có tài lương đống, bóng cả như còn rợp đến dân. (Lão dung 239.4). Trong sách Phật Thuyết a- dư (âm cổ của như) thường được dịch chữ giả như.
nhặn 忍
◎ Phiên khác: nhẫn (TVG, ĐDA, PL).
tt. <từ cổ> ít, khuyết, hao, lưu tích còn trong nhiều nhặn (dịch chữ đa thiểu, nhiều < đa, nhặn < ít). Toan kể tư mùa có nguyệt, thu âu là nhặn một hai phần. (Thu nguyệt tuyệt cú 198.4).
nhặt 日
tt. <từ cổ> mau, dày. Mai chăng bẻ thương cành ngọc, trúc nhặt vun tiếc cháu rồng. (Thuật hứng 50.6).
tt. <từ cổ> nhiều, lắm. Cảnh cũ non quê nhặt chốc mòng, chiêm bao ngỡ đã đến trông. (Thuật hứng 51.1)‖ Liễu mềm rủ, nhặt đưa hương, hứng bện lầu thơ khách ngại rường. (Tích cảnh thi 206.1)‖ Bể học trường văn hằng nhặt bới, đường danh suối lợi, hiểm khôn tìm. (Bảo kính 150.3).
tt. <từ cổ> gấp, mau (tốc độ). “hơi thở nhặt: hơi thở thúc tới, hơi thở gấp” [Paulus của 1895: 739] Gió nhặt đưa qua trúc ổ, mây tuôn phủ rợp thư phòng. (Thuật hứng 51.5).
tt. <từ cổ> nghiêm, lưu tích còn trong nghiêm nhặt, theo luật đồng hoá tiến đọc thành nghiêm ngặt. “nhặt: nghiêm nghị… nghiêm nhặt: nghiêm gắt” [Paulus của 1895: 739]. Thu phát lệnh nghiêm hàng đỗ gấp, sương thanh bảng nhặt tiếng kêu chầy. (Nhạn trận 249.6), bảng nhặt: dịch chữ nghiêm bảng 嚴榜 (bảng hiệu lệnh nghiêm ngặt).
nhớ 汝
◎ Ở thế kỷ XII, nh- trong nhớ còn thấy được ghi bằng chữ Nôm E1 là {可汝} dùng để dịch chữ 憶 (Phật Thuyết: 15b1). Shimizu Masaaki cho đây là một từ có cấu trúc song âm tiết, vì ông tìm thấy đối ứng dạng song tiết ở tiếng Rục [2002: 768]. ở thế kỷ XV, có khả năng đã đơn tiết hoá.
đgt. trái với quên. Phần du lịu điệu thương quê cũ, tùng cúc bù trì nhớ việc hằng. (Ngôn chí 16.6)‖ (Trần tình 43.3)‖ (Bảo kính 155.1, 165.3, 179.6)‖ (Cam đường 245.1).
nhục 辱
tt. trái với vinh. Xét sự đã qua hay sự đến, bao nhiêu nơi nhục bởi nơi vinh (Tự thán 96.8). x. bao nhiêu.
đgt. <từ cổ> bị ghét. Yêu nhục nhiều phen vuỗn đã từng, lòng người sự thế thảy lâng lâng. (Bảo kính 161.1), yêu nhục: dịch chữ sủng nhục 寵辱. Thành ngữ: 寵辱不惊 sủng nhục bất kinh (chẳng sợ việc sủng ái hay bị ghét bỏ) ‖ (Bảo kính 166.8).
này 尼
đt. từ trỏ gần (về không thời gian). (Ngôn chí 11.8)‖ (Mạn thuật 28.8)‖ (Thuật hứng 49.1), văn này dịch chữ tư văn 斯文‖ (Tự thán 92.8, 93.3, 107.5)‖ (Bảo kính 186.6)‖ (Quy Côn Sơn 189.2)‖ (Tùng 220.4)‖ (Đào hoa 229.2)‖ Khí dương hoà há có tây ai, nừng một hoa này nhẫn mọi loài. (Đào hoa 230.2).
p. khng. phát ngữ từ, để gây sự chú ý của người nghe. Này lời nhắn bảo khách bàng quan, khôn phải lo lường, dại được an. (Bảo kính 185.1)‖ (Vãn xuân 195.7)
nên chăng 𢧚庄
đgt. khng.. Nên hay không nên, thành hay không thành, dịch chữ thành bại 成敗, chuẩn đối với “thua được”. Thua được toan chi cơ Hán Sở, nên chăng đành lẽ kiện Thương Chu. (Thuật hứng 58.4). Vũ Vương nhà Chu đánh vua trụ nhà Thương giành lấy thiên hạ, ý nói việc nhà Chu thành nhà Thương bại đều là lẽ trời [TVG,1956: 68].
nắm thì 捻時
◎ Nôm: 稔𪰛 (稔時). Phiên khác: nắm thời (MQL), thẩm thời (TVG, VVK), nhẫm thì (Schneider), nhằm thì: đúng lúc (BVN). Nay theo ĐDA, PL.
đgt. HVVT <Nho> dịch chữ đãi thì 待時. Sách Mạnh Tử thiên Công tôn sửu thượng có đoạn: “người tề có câu rằng: ‘tuy có trí tuệ, chẳng bằng thừa thế; tuy có cày bừa chẳng bằng nắm đúng thời vụ’”. (齊人有言曰:‘雖有智慧,不如乘勢;雖有鎡基,不如待時’). Phúc của chung, thì hoạ của chung, nắm thì hoạ khỏi phúc về cùng. (Bảo kính 132.2).
nổi 浽 / 挼
◎ Ss đối ứng dôn⁴ (nguồn), nôj⁴ (Mường bi), dôn¹ (Chứt), dôei (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 234], nol (19 thổ ngữ Mường), noj (2) [NV Tài 2005: 255].
đgt. nổi nênh trên mặt nước. Tưởng thân hư ảo nổi bằng bèo, chí cũ công danh vuỗn rã keo. (Mạn thuật 32.1)‖ (Tự thán 90.4).
đgt. dịch chữ phù (nổi nênh, phù phiếm). Danh thơm một áng mây nổi, bạn cũ ba thu lá tàn. (Thuật hứng 63.3), mây nổi dịch chữ phù vân 浮雲 (Luận Ngữ).
đgt. <từ cổ> bơi, thả (thuyền). Trường Canh hỏi nguyệt, tay dừng chén, Pha lão chơi thu, khách nổi thuyền. (Tự thán 74.4, 101.1)‖ (Bảo kính 163.6).
ong bướm 螉𧊉
dt. ong và bướm, nghĩa bóng trỏ việc trai gái chơi bời không chính đáng, dịch chữ phong điệp 蜂蝶. Tính tình nào đoái bề ong bướm, tiết muộn chăng nài khuở tuyết sương. (Cúc 216.5).
quán khách 館客
dt. <Đạo> nhà trọ, dịch chữ nghịch lữ 逆旅. Sách Trang Tử có câu: “Dương Tử đến đất tống, vào nghỉ trong một nhà trọ.” (陽子之宋,宿於逆旅). Trang Tử thiên Tri bất du có câu: “buồn vui đến, ta chẳng thể kìm ngự được, vui buồn đi ta chẳng thể dừng được. Buồn thay! thế nhân thực là quán trọ của vật.” (哀樂之來,吾不能禦,其去弗能止。悲夫!世人直為物逆旅耳!) sách Liệt Tử thiên Trọng ni có đoạn: “Long Thúc nói với Văn Chí rằng: ‘thuật của ngài thực vi diệu. Ta có tật, ngài có thể chữa được chăng?’ Văn Chí rằng: ‘chỉ nên nghe theo mệnh mà thôi. Nhưng trước hết ngài hãy nói về cái bệnh của ngài’. Long Thúc rằng: ‘quê tôi có tiếng tăm nhưng chẳng coi đó là vẻ vang, nước tôi mất cũng chẳng coi đó là nhục; được mà chẳng vui, mất mà chẳng buồn; coi sống như chết, coi giàu như nghèo, coi người như lợn, coi mình như người. Ta ở trong nhà mình, cũng như ở nơi quán trọ; coi làng nước ta cũng như nước của dân mọi rợ. [lại thêm] những bệnh như vầy: tước thưởng chẳng thể khuyến khích ta, hình phạt chẳng thể làm uy với ta, thịnh suy lợi hại chẳng thể làm ta lay động, vui buồn chẳng thể làm ta chuyền rời’. Cho nên, ta chẳng thờ vua, chăng chơi bè bạn, chẳng rèn vợ con, chăng đe nô bộc. Đó chẳng phải là bệnh sao? cách gì có thể chữa được? Văn Chí bèn bảo Long Thúc đứng xây lưng về phía ánh sáng. Văn Chí lại từ phía sau nhìn ra phía ánh sáng, rồi nói rằng: ‘ôi! ta nhìn thấy tim ngài rồi, đó là tấc lòng trống rỗng, cơ hồ như lòng thánh nhân vậy! tim ngài sáu lỗ lưu thông, một lỗ cũng chẳng tắc. Nay ngài coi cái thánh trí là bệnh, là có cái nguyên do của nó vậy! cái thuật mọn của tôi chẳng thể chữa được đâu’.” (龍叔謂文摯曰:“子之術微矣。吾有疾,子能已乎?”文摯曰:“唯命所聽。然先言子所病之正。”龍叔曰:“吾鄉譽不以為榮,國毀不以為辱;得而不喜,失而弗憂;視生如死,視富如貧,視人如豕,視吾如人。處吾之家,如逆旅之舍;觀吾之鄉,如戎蠻之國。凡此眾疾,爵賞不能勸,弄罰不能威,盛衰利害不能易,哀樂不能移. 固不可事國君,交親友,御妻子,制仆隸。此奚疾哉?奚方能已之乎?”文摯乃命龍叔背明而立。文摯自後向明而望之,既而曰:“嘻!吾見子之心矣,方寸之地虛矣,幾聖人也!子心六孔流通,一孔不達。今以聖智為疾者,或由此乎!非吾淺術所能已也). Lý Bạch trong bài Xuân dạ yến đào viên tự có câu: phù thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ (ôi trời đất là quán trọ của muôn vật vậy). Liều cửa nhà xem bằng quán khách, đam công danh đổi lấy cần câu. (Mạn thuật 30.3).
quạnh 煢
◎ Nôm: 夐 / 瓊 cv. 惸㒌焭. Tập Vận ghi: “Cừ doanh thiết” (渠營切), “quỳ doanh thiết, tòng âm quanh” (葵營切,𠀤音瓊). Quảng Vận: “quỳnh: cô độc vậy” (煢獨也). Kinh Thi rằng: “mừng thay kẻ giàu sang, thương bấy người côi cút” (哿矣富人,哀此㷀獨). Ss đối ứng: goẹng (Tày) [HTA 2003: 186-187].
tt. <từ cổ> một mình, cô độc. Chim kêu cá lội yên đòi phận, câu quạnh cày nhàn dưỡng mỗ thân. (Mạn thuật 29.4), câu quạnh: dịch chữ độc điếu 獨釣.
tt. <từ cổ> vắng, lưu tích còn trong từ quạnh quẽ, quạnh vắng, hiu quạnh. Am quạnh (Mạn thuật 31.1)‖ vườn quạnh (Tự thán 110.5), phiên khác: quỳnh: tức quỳnh uyển (TVG, Schneider, BVN). Nay theo ĐDA, MQL, VVK, PL.‖ Vượn chim kết bạn, nước non quạnh, cầm sách cùng nhau, ngày tháng trường. (Tức sự 126.3).
quần đỏ 裙堵
dt. đồ mặc ở thân dưới của phụ nữ, dịch chữ hồng quần, sau trỏ chung mỹ nữ. Hàn Dũ trong bài Tuý tặng trương mật thư có câu: “Chăng giải cuộc say chữ nghĩa, chỉ riêng say đám hồng quần.” (不解文字飲,惟能醉紅裙 bất giải văn tự ẩm, duy năng tuý hồng quần). Ngày chầy điểm đã phong quần đỏ. Rỡ tư mùa một thức xuân (Trường an 246.3).
rêu 嫽
◎ (sic) < 燎, hiện tượng nhầm từ bộ hoả thành bộ nữ, thanh phù: liêu. Kiểu tái lập: *hrɛw¹ > rêu. [TT Dương 2013b]. Khảo dị: bản B ghi {艹 + 尞}. Phiên khác: lèo: lèo buồm (TVG), rều (ĐDA), diều: cái diều (BVN), rìu (Schneider). Nay theo nhóm MQL.
dt. dịch chữ đài 苔. Vương Chất tình cờ ta ướm hỏi, rêu bụi bụi thấy tiên đâu. (Trần tình 41.8). Mượn ý từ bài Tái đáo Thiên Thai của Tào Đường: “Lại đến Thiên Thai hỏi ngọc chân, rêu xanh đá trắng hoá bụi trần.” (再到天台訪玉真,蒼苔白石已成塵 tái đáo Thiên Thai phỏng ngọc chân, thương đài Bạch Thạch dĩ thành trần). x. Vương Chất. ở đây ý thơ đan cài hai điển khác nhau. Câu trên là nói về việc Vương Chất gặp tiên, câu dưới lại chắp ý thơ “rêu thành bụi trần” của Tào Đường về việc gặp tiên của hai chàng Lưu Nguyễn. Hiện tượng mỗi câu dùng một điển là một thủ pháp thường thấy trong thơ Nguyễn Trãi. x. bụi bụi.
rốt 卒
◎ Nôm: 󰭾 / 室 {票 phiêu +巨 cự}, nhầm từ 栗 {栗 lật + 巨 cự}, kiểu tái lập *krot⁵ [TT Dương 2012c]. rốt là từ gốc Hán, với nghĩa là “chết” trong từ chết tốt. Thú vị là với nghĩa này thì AHV đọc là tuất, như tử tuất. Thế nhưng người Việt vẫn quen đọc là tốt. Từ động từ nghĩa là chết, chữ tốt chuyển sang dùng làm phó từ với nghĩa là “sau cuối, cái đoạn cuối cùng”, tiếng Việt gọi là rốt / rút. Như câu 卒能成事 tuất năng thành sự (rốt cục có thể nên việc). Đứng trong dãy 鬚 râu > tu, 瀉 rửa > tả, 胥 rể > tế, thì 卒 rốt > tốt rất có thể là âm THV.
dt. <từ cổ> cuối, đoạn cuối, lưu tích còn trong chữ sau rốt, rốt cuộc . “rốt: ở đàng sau hết, ở sau chót, ở dưới chót. rốt đáy: ở dưới chót, ở dưới đáy. rốt năm: cuối năm, cùng năm.” [Paulus của 1895: 883]. so bốn mùa đâu bằng xuân rốt (hoàng sĩ khải - tứ thời khúc vịnh)‖ rốt đời nhà trần vâng mệnh sang sứ nước bắc (Truyền Kỳ Mạn Lục giải âm - hạng vương từ ký). Còn lưu tích trong các chữ rốt lòng, rốt hết, rốt ráo. Chưng lời đức thánh đời trước noi trời dựng mực rốt chẳng chi lớn hơn việc lễ <tiền thánh kế thiên lập cực chi đạo mạc đại ư lễ 前聖繼天立極之道莫大於禮 (Lễ Ký đại toàn tiết yếu diễn nghĩa - Lễ Ký đại toàn tự: 1a).
p. <từ cổ> cuối cùng. Tuỳ binh thiêu đốt bốn bên, hậu lý rốt bèn khôn biết cậy ai. (Thiên Nam Ngữ Lục, c. 2704) hai mươi tuất rốt, hai mươi mốt nửa đêm: tiếng nói về mặt trăng, ngày hai mươi coi giờ tuất, ngày hai mốt chừng nửa đêm mới mọc” Tai thường phỏng dạng câu ai đọc: “rốt nhân sinh bảy tám mươi”. (Tự thán 76.8)‖ (Bảo kính 138.8). Dịch câu nhân sinh thất thập cổ lai hy 人生七十古來稀 của Đỗ Phủ.
đgt. <từ cổ> dịch chữ cùng 窮 (thực hiện đến cùng, cố cùng, làm cho rốt ráo), lưu tích còn trong từ rốt ráo. Chàu mặc phận, nguôi lòng ước, rốt an bần, ấy cổ lề. (Tự thán 88.6). cùng (窮) nơi ngôn cú, chỉn chăng hề một phút ngại lo; rốt (栗) thửa cơ quan, mựa còn để tám hơi đụt lốc (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú 28a2).
rừng Nho 棱儒
dt. <Nho> dịch chữ Nho lâm 儒林, chữ này có nhiều nghĩa: (1) giới nhà Nho nói chung, như phần Nho lâm ngoại truyện trong Sử Ký; (2) phiếm chỉ nho sinh, người đọc sách; (3) tác phẩm của nhà Nho; (4) kinh học nho gia; (5) học quan Nước kiến phong quang hầu mấy kiếp, Rừng Nho nấn ná miễn qua ngày. (Tự thuật 112.4)‖ (Bảo kính 150.1).
rừng thiền 棱禅
dt. dịch chữ thiền lâm. Rừng thiền ắt thấy, nên đầm ấm. Đường thế nào nề, chẳng thấp cao. (Thuật hứng 47.5).
rửa 瀉 / 𣳮
AHV: tả. Kiểu tái lập từ ngữ liệu của Chu Lễ: *sah [Schuessler 2007: 537]. Nguyễn tài cẩn gợi ý đến khả năng song tiết hoá ở Việt-Chứt [1997: 118]. Cứ liệu ngữ âm hiện còn cho phép xác định đó có khả năng là tổ hợp phụ âm đầu: rửa ráy được ghi bằng 𪡉󱞮 (cá 个+ lã 呂,cá 个+ tái 塞), kiểu tái lập có thể là *ksả *ksái, nguyên văn: rửa ráy rén hót nhơ <洗濯頻除穢 (Phật Thuyết 15a5). Cứ liệu ngữ nghĩa: rửa được ghi bằng chữ Nôm 𤀗 ở thế kỷ XVI-XVII được dùng để đối dịch chữ tẩy 洗: lời nhơ nói xấu, phiền ngươi rửa đấy ← 蕪辭穢語煩公洗之 (TKML i 13b12). Như thế, chữ rửa ráy 瀉洗 là một từ Hán Việt Việt tạo. Quá trình biến đổi ngữ âm từ Hán sang Việt như sau: *sah *sai>*ksả *ksái> rửa ráy. *ksả *ksái là âm HHVH ở tiếng Việt tiền cổ, rửa ráy là âm HHVH ở giai đoạn tiếng Việt cổ (xiii- xvi), đến nay vẫn dùng. Tương ứng: đi tả/ đi rửa. Từ Hán Việt như tả lị, trong đó thổ tả 吐瀉 (trên nôn dưới rửa) còn cho lối nói đi rửa ruột, sau được dùng để rủa: đồ thổ tả. rửa xuất hiện trong một số từ kép và một số kết hợp như: rửa ráy, giặt rửa, gột rửa, rửa thù, rửa hận, rửa nhục, rửa tội, rửa chân tay, rửa ảnh, rửa tiền. sớm rửa cưa trưa mài đục. Thng Phiên khác: tả: chảy rốc xuống (TVG, ĐDA, BVN), dã: giải, làm cho bớt sức theo ghi nhận của Paulus của 1895 và Génibrel 1898 (Schneider, MQL, PL).
đgt. (mưa, thác) tưới xuống, đổ xuống. Lục Du trong bài Vũ dạ có câu: “Mưa rào như suối rửa ngòi sâu, nhà không nằm trước ngọn đèn sầu.” (急雨如河瀉瓦溝,空堂卧對一燈幽 cấp vũ như hà tả ngoã câu, không đường ngoại đối nhất đăng u). Tào khê rửa nghìn tầm suối, sạch chẳng còn một chút phàm. (Thuật hứng 64.7), chữ rửa ở câu này dùng với hai nghĩa, ở câu trên là tả cảnh thác đổ, nhưng khi ý thơ vắt dòng xuống câu dưới thì rửa đã mang nghĩa gột rửa. Đây là một ví dụ nữa cho việc chơi chữ nước đôi có hệ thống và có chủ ý trong thơ Nguyễn Trãi.
đgt. gột cho hết (bẩn, buồn,…), rửa cho sạch. thuỷ hử toàn truyện có câu: “Ngâm thơ như muốn rửa sầu ngàn cân.” (吟詩欲瀉百重愁 ngâm thi dục tả bách trọng sầu). Rửa lòng thanh, vị núc nác, vun đất ải, rãnh mùng tơi. (Ngôn chí 10.3)‖ Say mùi đạo chè ba chén, rửa lòng phiền thơ bốn câu. (Thuật hứng 58.6)‖ (Tự thuật 114.6). Hiện còn nói: mưa rửa chùa, mưa rửa núi.
song viết 生活
◎ Nôm: 双曰 Theo truyền thống chiết tự, song viết (hai chữ viết 曰, hoặc hai chữ nhật) là chữ xương (昌). xương có nghĩa là “hưng thịnh, xương thịnh, phúc khánh” [ĐV Tuấn 2011]. An Chi (2009/2016: 64-71) cho rằng 双曰là chữ Nôm để ghi âm sống vát, mà sống vát là một âm Hán Việt xưa của hai chữ 生活. x. sống. Trong khi chờ đợi ý kiến độc giả, tạm vẫn để nguyên âm song viết, và tiếp thu giả thuyết về Từ Nguyên của An Chi. Các giả thuyết khác vì quá phồn tạp, hoặc kém thuyết phục hơn tạm không ghi vào đây.
dt. của cải, tư nghiệp, cuộc sống. [NĐ Dương 2003: 1-3 ]. song viết có khi dịch chữ tư nghiệp: cưới gả dượt học no kiếm song [viết] < 婚嫁習學備求資業 (Phật Thuyết 18a) [NQH 2008: 140; An Chi 2005: 390- 396], nhưng nguyên bản bị mờ chữ “viết”, nên chưa xác quyết. Con cháu chớ hiềm song viết ngặt, thi - thư thực ấy báu nghìn đời. (Ngôn chí 10.7)‖ Con cháu mựa hiềm song viết tiện, nghìn đầu cam quít ấy là tôi. (Ngôn chí 13.7)‖ Song viết hằng lề phiến sách cũ, hôm dao đủ bữa bát cơm xoa. (Ngôn chí 18.3)‖ Song viết lại toan nào của tích, bạc mai vàng cúc để cho con. (Thuật hứng 49.7)‖ Buồng văn tấp cửa lọn ngày thu, đèn sách nhàn làm song viết nho. (Thuật hứng 58.2)‖ Song viết có nhiều dân có khó, cửa nhà càng quãng thế càng phiền. (Bảo kính 143.3) Song viết huống còn non nước cũ, mặc dầu thua được có ai tranh. (Bảo kính 156.7), Một an một sách một con lều, song viết bao nhiêu mặc bấy nhiêu. (Bảo kính 164.2).
sày 師
◎ Nôm: 柴 Đọc âm HHV. AHV: sư. OCM *sri [Schuessler 2007: 461]. Bụt là thầy cả trong tam giới. 如來是三界大師 (Phật Thuyết 7a). Chữ Nôm 舍賴哿, đối dịch chữ đại sư; cả < đại; 舍賴 (xá lại) < 師, được tái lập là một âm có tổ hợp phụ âm đầu là sr-. [NT Cẩn 2008; NQ Hồng 2008: 135], và salaj⁶ [Shimizu Masaaki 2002: 769]. Nay theo thuyết của NT Cẩn. *sri là âm của chữ 師 vào quãng thế kỷ VI trở về trước, đến đời Đường mới đọc thành *si (sư). Nhưng dấu vết cổ của nó vẫn được bảo lưu trong tiếng Việt vào quãng thế kỷ XII qua sách Phật Thuyết. Chữ Nôm QATT và các văn bản nôm thường dùng sài 柴 để ghi thày. Rhodes đã ghi nhận thày chứng tỏ đến thế kỷ XVII quá trình sày > thầy đã hoàn tất. Thế kỷ XV- xvi có lẽ vẫn đọc là sày. An Nam dịch ngữ ghi: “僧人: 隨委”, được Vương Lộc tái lập là [suei uei], và giải nghĩa là người sư (sãi) [1997: 152], theo chúng tôi đây là ghi âm người sày (thày). Tày: sày, sấy [HTA 2003: 437 - 463].
dt. <Nho> tiên sư, người dạy học. (Mạn thuật 25.4)‖ (Tự thán 94.8)‖ (Bảo kính 167.5, 173.3).
dt. <Phật> thầy chùa. Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa sày, có thân chớ phải lợi danh vây. (Ngôn chí 11.1)‖ (Miêu 251.2).
dt. thầy thuốc, người chữa bệnh. Ai rặng túi sày chăng đủ thuốc, hay vườn đã có vị trường sinh. (Hoàng tinh 234.3).
sạch 瀝
◎ (âm đầu của thanh phù lịch 歷 ghi -*r-). Kiểu tái lập cho tiếng tiền Việt-Chứt: *br-/ *pr-, hoặc *kr-/ *gr-. [NT Cẩn 1997: 108- 114]. So sánh với các đối ứng như khat (Quy Mỹ: Mường), thak (cao trai), thsák (Lâm La), sek (Đà Nang), saat (chàm, laotien) [Gaston 1967: 152], k’εk (4 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 265]. Trong ba dẫn liệu trong QATT, thì có đến hai dẫn liệu có khả năng vẫn còn lưu tích của cách đọc từ giai đoạn trước để lại. Có như vậy mới giải thích được vì sao, hai câu thơ đó chỉ có sáu âm tiết. Kiểu tái lập: *krɛk⁶ [TT Dương 2012c].
tt. trái với bẩn, thường dịch chữ tịnh hoặc khiết. Chỉn đòi áo mặc sạch ← 秪求衣潔 (Phật Thuyết 15a9). Tào khê rửa nghìn tầm suối, sạch chẳng còn một chút phàm. (Thuật hứng 64.8).
tt. (bóng), thanh sạch. Am quạnh thiêu hương đọc “ngũ canh”, linh đài sạch một dường thanh. (Mạn thuật 31.2)‖ Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi, ưa mày vì tiết sạch hơn người. (Mai thi 224.2).
sầm 󱪌 / 󱽐
◎ (cự 巨+ lẫm 凜 viết lược bộ thủ thành 禀). Phb. tự dạng tương tự, nhưng khác về thanh phù trong mục bấm. Kiểu tái lập: *krâm > sầm > thầm. [TT Dương 2012a].
tt. thầm. Sầm xem mai, hay tuyết đến, say thưởng nguyệt, lệ thu qua. (Bảo kính 168.3)‖Bóng sưa ánh nước động người vay, sầm đưa hương một nguyệt hay. (Mai thi 226.2), chữ sầm dịch chữ ám trong câu 暗香浮動月黄昏 (ám hương phù động nguyệt hoàng hôn) của Lâm Bô‖ Sầm xem mai, hay tuyết đến, say thưởng nguyệt, lệ thu qua. (Bảo kính 168.3). sầm (𡗋) gióng mây tóc đà mai trắng < 暗催新髪白 (Tuệ Tĩnh- thiền tông).
sử xanh 史青
dt. dịch chữ thanh sử 青史. Nghiệp Tiêu Hà làm khá kịp, xưa nay cũng một sử xanh truyền. (Bảo kính 183.8).
thay rụng 用台
◎ Nguyên bản khắc đảo vị trí hai chữ.
đgt. rụng đi, dịch chữ đại tạ 代謝. Hoa chăng thay rụng, bày chi phấn, thông sá bù trì, mộng cột rường. (Tức sự 125.5).
thon von 村員
◎ Phiên khác: thôn viên: thôn nhân, ông lão nông thôn (TVG), chon von: cao vút, chơ vơ (ĐDA). Nay theo Schneider và NT Nhí.
tt. <từ cổ> suy vi, “cheo leo, nguy hiểm, gian nan”. [Paulus của 1895: 1024]. Chỉn đã thon von ← 式微式微乎不歸 (Kinh ), chim phượng kia vậy sao đức chưng thon von < 鳳兮鳳兮何德衰 (Tứ thư ước giải- Luận Ngữ) [NTN 2008: 94, NTN 1985]. “Chỉn đã thon von! chỉn đã thon von!” < thức vi! thức vi! (Thi kinh giải âm, 1892). Các cụ già Đông Anh, cổ loa vẫn nói “con cháu phải giữ thói ông cha, chớ để thon von” với nghĩa “suy sút, sút kém” [CK Lược 1980: 184]. Văn này gẫm thấy mới thon von, thương hải hay khao, thiết thạch mòn. (Thuật hứng 49.1). Sách Luận Ngữ thiên có đoạn: “Khổng Tử bị hãm ở đất khuông. Than rằng: Văn Vương đã mất, văn chẳng còn ở trong ta đây sao? nếu trời để mất cái nền văn này, thì những kẻ chết sau ta sẽ chẳng thể biết được nền văn ấy nữa; còn nếu như thiên chưa muốn để mất văn này, thì người đất khuông liệu có làm gì được ta?” (子畏於匡。曰:“文王既沒,文不在茲乎?天之將喪斯文也,後死者不得與於斯文也;天之未喪斯文也,匡人其如予何?), thon von dịch chữ táng 喪‖ Giữ khăng khăng ai nỡ phụ, bù trì mựa khá để thon von. (Tự thán 87.8)‖ phò vạc hán thuở thon von (Hồng Đức ). Câu thơ thể hiện nỗi lo lắng của tác giả về tình hình văn trị. Một nguyên nhân có thể là do “Bấy giờ, các chức đứng đầu ở triều đình đều là đại thần khai quốc nắm giữ, họ không thích Nho thuật.” (Đại Việt sử ký toàn thư) [PL 2012: 369].
thua 輸
đgt. tt. trái với được, thua được dịch chữ thâu doanh 輸贏 . Thuỷ hử truyện có câu: “Vì mấy bữa nay đánh bạc thua nên vào rừng định kiếm chác.” (因為連日賭錢輸了, 去林子裡尋些買賣 nhân vi liên nhật đổ tiền thâu liễu, khứ lâm tử lí tầm ta mãi mại). (Ngôn chí 13.2)‖ (Mạn thuật 27.7)‖ (Thuật hứng 58.3)‖ (Tự thán 103.3)‖ (Bảo kính 156.8). Đương cơ ai kẻ khứng nhường ai, thua được tình cờ có một mai. (Tự thán 92.2).
thánh chúa 聖主
dt. <Nho> bậc quân Vương Mẫu mực theo tiêu chuẩn của nho gia, dịch chữ thánh vương < nội thánh ngoại vương. Những vì thánh chúa, âu đời trị, khá kể thân nhàn, tiếc tuổi tàn. (Tự thán 72.5).
thú mầu 趣妙
dt. <từ cổ> dịch chữ diệu thú 妙趣. Mạc được thú mầu trong khuở ấy, thế gian hay một khách văn chương. (Trần tình 42.7)‖ (Bảo kính 154.2). x. mầu.
thường 常
tt. (tồn tại) lâu dài. Mựa trách thế gian lòng đạm bạc, thế gian đạm bạc đấy lòng thường. (Tức sự 125.8), dịch chữ hằng tâm 恒心.
tt. phổ biến. Phu phụ đạo thường chăng được trớ, nối tông hoạ phải một đôi khi. (Giới sắc 190.7), dịch chữ thường đạo 常道: nguyên lý đạo đức làm chuẩn tắc cho các quan hệ xã hội có tính phổ quát. x. tạo đoan.
tt. bình thường, phàm thường. Quỹ đông cho thức xạ cho hương, tạo hoá sinh thành khác đấng thường. (Cúc 217.2), dịch chữ thường nhân 常人 (người thường).
pt. luôn. Cổi tục, chè thường pha nước tuyết, tìm thanh, khăn tịn nhặt chà mai. (Ngôn chí 2.3)‖ (Tự thán 76.1, 76.7)‖ (Tự thuật 118.1, 120.6)‖ (Bảo kính 137.6).
thầy 柴
dt. dịch chữ . x. sày.
tiên gác phượng 仙閣鳯
dt. ông tiên ở gác phượng, dịch chữ 鳳閣仙 (quan ở trung thư sảnh). Lý Thương Tẩu đời Tống có câu: “anh tài đang đông đúc, Vương Đạo thực chan chan. Kẻ cửa vàng soạn chiếu, tiên gác phượng điều canh.” (華才方燁燁,王道正平平。草詔金門手,調羹鳳閣仙 hoa tài phương diệp diệp, Vương Đạo chính bình bình. Thảo chiếu kim môn thủ, điều canh phượng các tiên). “gác phượng: tức trung thư sảnh, dinh quan trung thư lệnh sự, chức quan Nguyễn Trãi được vua lê lợi phong năm thuận thiên nguyên niên (1428)” [PL 2012: 236]. Diếp còn theo tiên gác phượng, rày đà kết bạn sa âu. (Bảo kính 162.3). Câu này ý nói: ngày xưa ta làm quan to trong triều mà nay ta đã lui về làm bạn với chim âu trên bãi cát.
tiếng hơi 㗂唏
dt. <từ cổ> điều tiếng, dịch chữ thanh khí (聲氣). Am quê về ở dưỡng nhàn chơi, yên phận yên lòng kẻo tiếng hơi. (Thuật hứng 59.2). x. hơi.
trong mắt 工𪾺
◎ x. mắt.
dt. <từ cổ> dịch chữ “nhãn lý” (眼里), nghĩa là “trong mắt trong lòng luôn nhớ đến nghĩ đến” (hán điển). Trong mắt những mừng ơn bậu bạn, trên đầu luống đội đức triều đình. (Tự thán 99.3). Chữ “trong mắt” ở đây nghĩa như “trong lòng”.
trăm tuổi 𤾓歲
dt. dịch chữ bách tuế 百歲 (giới hạn của sinh mệnh con người, trỏ đời người nói chung). Phúc dầu hay đến trăm tuổi, mình thác thì nên mọi của tan. (Bảo kính 134.7).
trập 蟄
dt. tầng, lớp, dịch chữ trùng 重, lưu tích còn trong từ trập trùng, trùng trập, sau trập dẫn thân, trỏ một quãng thời gian, như một trập= một chập (một lượt, một hồi). (trập). Sau thế kỷ XVII, tr- và ch- xoá nhãn, nên còn đọc chập, chập chùng. Mô hình tr- (tr-) với sự đủ âm tiết trong câu thơ bảy chữ cho phép nghĩ rằng, thế kỷ XV đã bắt đầu có một số ít đơn vị đã đơn tiết hoá trọn vẹn. Tuy nhiên cũng thấy rằng, ở một số văn bản nôm khác, chữ trập còn được ghi bằng 砬, có thể có kiểu tái lập là *tlập. Phiên khác: rợp (BVN), xét “rợp” luôn được ghi bằng 葉; chập: gộp (TVG, MQL, PL).
đgt. <từ cổ> gộp, nối liền. Non hoang tranh vẽ trập hai ngàn, nước mấy dòng thanh, ngọc mấy hàn. (Tự thán 72.1). Phần lớn các cách hiểu trước nay cho rằng trập hai ngàn là hai quả núi liền với nhau. Nhưng cũng có thể hiểu rằng: chốn non hoang đẹp như tranh vẽ kia lại gộp thêm cả đôi bờ suối có nước trong veo, lạnh lẽo như ngọc đang toả dòng. Dù thế nào, hai câu thơ là một lối vẽ theo bút pháp thuỷ mặc cổ điển.
tt. <từ cổ> vẻ tầng tầng lớp lớp, rất nhiều rất dày. Lông đuôi trập trập tựa cờ bông lau. (CNNA 56).
tt. <từ cổ> “tầng tầng lớp lớp xen nhau, chồng lên nhau” [NQH 2006: 1155, 1186]. Người thì trướng trập uyên trùng. (hoa tiên 15a). Trùng trập non xanh đá mấy lần. (HĐQA 31a).
trẻ tạo hoá 𥙩造化
dt. dịch chữ hoá nhi 化兒. Công danh bịn rịn già lú, tạo hoá đong lừa trẻ chơi. (Tự thán 104.6) ‖, thủ pháp bẻ từ đã được sử dụng ở đây để tạo nên các thế đối lập giữa chủ thể và khách thể, vừa u mua lại vừa trớ trêu và nghiệt ngã. Phạm Thành Đại 範成大 đời Tống trong bài Lập xuân đại tuyết 立春大雪 có câu: 化兒任惡劇,歡伯有奇懷 hoá nhi nhiệm ác kịch, hoan bá hữu kỳ hoài (hoá nhi ác bày tấn kịch, hoan bá riêng ôm cõi lòng). cn con tạo.
trống 𫪹
◎ {cổ 古+ lộng 弄}, kiểu tái lập: *krong. *krong > trống. Nhóm Việt-Mường: klống, klôống (mày), klống (Mã Liềng), klống (đan lai, ly hà) [Vương Lộc 1997: 59]. Rhodes (1651): tlóũ. [TT Dương 2012a].
dt. cái trống. trống ba dịch chữ 三鼓 (ba canh). Giang san cách đường nghìn dặm, sự nghiệp buồn đêm trống ba. (Tự thán 94.6). x. ba canh.
trỗi 磊
◎ Kiểu tái lập: *blỗi. tắt nghỉ lăn trong đất, thì hét mãi mới trỗi < (Phật Thuyết 22b7). trỗi ghi bằng 𱡓 {bả 把+ lỗi 磊}, dịch chữ 甦 (sống dậy, sống lại). blỗi : trỗi, vượt. blỗi hơn, biét hơn: vượt trỗi hơn những người khác trong sự hiểu biết” [Rhodes 1651 tb1994: 40]. tử trúc: trúc tía trỗi chân cháu rồng (CNNA 66b), trỗi ghi bằng 耒. gõ đá vang lừng trỗi nhạc tiên (trịnh sâm- bia 1770), trỗi ghi bằng 㩡. lỗi còn có thể hiểu là lỗi lạc, nổi trội…và hiểu là : giữa mùa đông xám xịt mà riêng hoa mai trỗi dậy một vẻ xuân [MQL 2001: 1116]. Chuỗi đồng nguyên tự: lỗi (trong lỗi lạc), trỗi (- dậy), trội (trong vượt trội, ưu trội). Kiểu tái lập: *ploi⁴. [TT Dương 2012c]. Phiên khác: lỗi: không đúng (TVG, ĐDA), trổi (PL). Nay theo Schneider, BVN.
đgt. <từ cổ> bật lên, nổi bật lên, lưu tích còn trong nổi trội hay trỗi dậy. Giữa mùa đông trỗi thức xuân, nam chi nở cực thanh tân. (mai 214.1).
tài lọn 才論
dt. dịch chữ toàn tài 全才. Tài lọn, công danh hợp mọi bề, dại ngây nên thiếu kẻ khen chê. (Bảo kính 141.1).
tây tối 私最
dt. <từ cổ> chỗ riêng tây tối tăm, trỏ cõi lòng sâu kín chỉ có mình và thần linh biết được. Khổng Tử nói: “quân tử cẩn thận với riêng mình” (君子慎其獨 quân tử thận kỳ độc). Sách Lễ Ký ghi: “Không gì hiện rõ hơn chỗ ẩn tàng, không gì hiện rõ hơn chỗ tế vi, cho nên, quân tử phải cẩn thận ở cái chỗ chỉ có riêng mình” (莫見乎隱,莫顯乎微,故君子慎其獨也 mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi, cố quân tử thận kỳ độc dã). Sách Trung Dung có đoạn: “cái trời ban thì gọi là tính, noi theo tính là đạo, tu đạo thì gọi là giáo. Đạo chẳng thể rời bỏ chốc lát, đã rời đi tí thì ấy chẳng phải là đạo vậy. Cho nên, quân tử răn dè ở chỗ không ai nhìn thấy, sợ sệt ở chỗ không ai nghe thấy. Không gì hiện rõ hơn chỗ ẩn tàng; không gì hiển rõ hơn chỗ tế vi. Cho nên quân tử phải cẩn thận ở cái chỗ chỉ có riêng mình…” (天命之謂性,率性之謂道, 修道之謂教。道也者,不可須臾離也,可離非道也。是故君子戒慎乎其所不睹,恐懼乎其所不聞。莫見乎隱,莫顯乎微。故君子慎其獨也…). Chu Tử lại chua: “ẩn” là chỗ mờ tối, “vi” là những việc nhỏ nhặn. “độc” là chỗ người không biết mà chỉ có riêng mình biết mà thôi. Ý nói: những việc tế vi trong chỗ u ám, tuy rằng chưa hiện ra mà cơ hồ đã mảy phát rồi. Tuy rằng người chưa biết, nhưng mình đã biết thì mọi việc trong thiện hạ không có gì hiện lộ rõ ràng mà vượt qua cả điều đó. Cho nên, quân tử vốn luôn răn dè mà ở chỗ đó lại càng thêm cẩn thận. Nên phải át chế nhân dục lúc sắp nảy mống, không để nó ngấm ngầm trầm trệ ở chỗ ẩn vi để đến nỗi phải xa lìa cái đạo vậy!” (隠暗處也㣲細事也獨者人所不知而已所獨知之地也言幽暗之中細㣲之事跡雖未形而㡬則已動人雖不知而已獨知之則是天下之事無有著見明顯而過於此者是以君子既常戒懼而於此尤加謹焉所以遏人欲於将萌而不使其潛滋暗長於隠㣲之中以至離道之逺也) [Tứ thư chương cú tập chú - Trung Dung chương cú]. Đến đây, ta đã tìm được mối dây liên hệ để giải mã cho từ tư tối. Chữ (riêng) được dùng để dịch cho chữ độc 獨 (riêng mình) trong các văn bản nho gia như Lễ Ký, Trung Dung, Đại Học. Chữ tối được dùng để dịch chữ ẩn 隠 (chỗ u ám, sâu kín, tức cõi lòng) theo cách chú giải của Chu Tử trong Tứ thư chương cú tập chú. Sách Giác thế kinh của Đạo giáo có câu: “Cho nên người quân tử ba sợ bốn biết để cẩn thận với chính mình, chớ nói rằng tâm ta như góc nhà tối mà coi thường, chỗ dột trong góc nhà ấy thực đáng xấu hổ, nhất động nhất tĩnh đều do thần minh giám sát, phải coi đó là chỗ chỗ mười mắt nhìn vào mười tay trỏ vào, thế thì mới đến được cái lý vậy.” (故君子三畏四知、以慎其獨、勿謂暗室可欺、屋漏可愧、一動一静、神明鑒察、十目十手,理所必至) [TT Dương 2011c]. Há chẳng biến dời cùng thế thái, những âu tây tối có thần minh. (Tự thán 96.4). x. tây. pb tư túi.
tìm phương 尋芳
đgt. dịch chữ “尋芳”, tìm hoa thơm cỏ lạ, trỏ việc du lãm, du ngoạn cảnh đẹp. Diêu Hợp đời Đường trong du dương hà ngạn có câu: “tìm thơm, đường thu hết, gặp cảnh sợ lắm người” (尋芳愁路盡,逢景畏人多 tầm phương sầu lộ tận, phùng cảnh úy nhân đa). Chu Hy đời Tống trong bài Xuân nhật có câu: “bao ngày du lãm bờ sông tứ, vô cùng quang cảnh một thời xuân” (勝日尋芳泗水濱,無邊光景一時新 thăng nhật tầm phương tứ thuỷ tân, vô biên quang cảnh nhất thời tân). Lọ chi tiên Bụt nhọc tìm phương, được thú an nhàn ngày tháng trường. (Tự thán 82.1). ở đây, chữ “tìm phương” có ý nghĩa song quan, câu 3-4 trỏ những thú thanh tao của ẩn sĩ như ngắm hoa mai với ánh trăng, đọc sách trong hương trầm, câu 6-8 trỏ việc giữ đạo, giống như câu thơ của Chu Hy.
tóc tơ 𩯀𮈔
dt. <từ cổ> mảy may, dịch chữ ti phát 絲髪, tiếng Hán “ti phát” là danh từ, tiếng Việt dùng hơi khác. Cơm áo khôn đền Nghiêu Thuấn trị, tóc tơ chưa báo mẹ cha sinh. (Thuật hứng 65.6). x. tơ tóc.
tấm 糁
dt. mảnh. Áo dành một tấm cơm hai bữa, phần ấy chưng ta đã có thừa. (Tự thán 90.7).
dt. lượng từ dùng cho nhà nhỏ. Chặm tự nhiên một tấm lều, qua ngày tháng lấy đâu nhiều. (Thuật hứng 67.1).
dt. lượng từ của lòng, đối dịch chữ phiến 片. Chặm tự nhiên lều một căn, giũ không thảy thảy tấm hồng trần. (Tự thán 102.2).
tới 細
đgt. tiến, trái với thoái lui, dịch chữ xuất sĩthoái quan. Thân nhàn dầu tới dầu lui, thua được bằng cờ, ai kẻ đôi. (Ngôn chí 13.1)‖ (Thuật hứng 53.2).
đgt. đến (di chuyển trong không gian). Dụt xông biếng tới áng can qua, địch lều ta dưỡng tính ta. (Ngôn chí 18.1)‖ (Thuật hứng 57.5, 62.2)‖ (Tự thán 100.5, 105.4)‖ (Bảo kính 166.2).
đgt. đến (sang mùa, trỏ thời gian). Tìm được lâm tuyền chốn dưỡng thân, một phen xuân tới một phen xuân. (Lão dung 239.2).
tục 俗
dt. trái với tiên. Đốt lòng đan chăng bén tục, bền tiết ngọc kể chi sương (Cúc 217.3)‖ (Trúc thi 222.3). Cổi tục. (Ngôn chí 2.3), đọc theo âm THV của giải tục 解俗 ‖ Cõi tục. (Thuật hứng 54.4), dịch chữ tục giới 俗界‖ Khách tục. (Tự thán 105.3), dịch chữ tục khách 俗客.
dt. tập tục, thói. Ở thế thường hiềm khác tục ngươi, đến đây rằng hết tiếng chê cười. (Tự thán 76.1)
uống 㕵
◎ Ss đối ứng oŋ³ (nguồn), oŋ³ (Mường bi), ŋo³ (Chứt), nwăi (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 236].
đgt. trong Ăn uống. (Thủ vĩ ngâm 1.2)‖ Tác ngâm: bạc dẫy mai trong tuyết, đối uống: vàng đầy cúc khuở sương. (Bảo kính 157.6), đối uống dịch chữ đối ẩm 對飲 hoặc chữ đối tửu 對酒.
ve 蟡
dt. con ve sầu. Chúa xuân dìu dặt dư ba tháng, mắng cầm ve mới đỗ quân. (Điệp trận 250.8). cầm ve: đàn ve, dịch chữ thiền cầm 蟬琴 ý nói tiếng ve kêu nghe như tiếng đàn cầm. Cũng như cầm thông, cầm suối. Cách ví von như 蟬琴蚓笛蛙鼓 thiền cầm thẩn địch oa cổ (cầm ve, địch sâu, trống ếch).
việc vàn 役萬
AHV: dịch vạn.
dt. HVVT <từ cổ> dịch chữ vạn cơ 萬機 (muôn việc chính sự). “Việc vàn. Công việc. Việc làm, mần. id” [Paulus của 1895: 1165]. Sách Hán Thư phần Bách quan công khanh biểu ghi: “Thừa hành thiên tử, giúp xử muôn việc.” (掌丞天子助理萬機). Ngủ thì nằm, đói lại ăn, việc vàn ai hỏi áo bô cằn. (Tự thán 110.2)‖ việc vàn >< vạn cơ chi hạ 萬機之暇 (phút nhàn giữa khi đương muôn việc).
vật 物
dt. các sự vật tồn tại trong thế giới. (Mạn thuật 25.3)‖ Phúc nhiều xưa bởi nơi ta tích, xuân đến tự nhiên mọi vật tươi. (Bảo kính 138.4), dịch chữ vạn vật‖ (Bảo kính 151.5)‖ (Tích cảnh thi 209.2)‖ (Mộc hoa 241.1).
xang 空
◎ (AHV: không). Thanh phù này còn cho âm “xang”, ví dụ: 腔 xoang – khoang. [xem thêm TT Dương 2013c: 557- 569]. Phiên khác: vung (TVG, VVK): khong: khuỳnh tay (ĐDA, BVN), không: không có vật gì trong tay (PL). Nay theo Schneider, MQL. Các từ điển của Béhaine 1773, Taberd 1838, Paulus của 1895 đều ghi “xang” bằng chữ 控 vốn viết tắt từ {扌+ 腔}.
đgt. <từ cổ> “xang: giăng tay, đưa tay lên…” [Paulus của 1895: 1187], “xang tay. id” [Taberd 1838: 608]. Có xạ, tự nhiên mùi ngát bay, lọ là đứng gió xang tay. (Bảo kính 172.2), xang dịch chữ Dương trong câu hữu xạ tự nhiên hương, hà tu nghinh phong dương 有麝自然香,何須迎風揚.
xanh bạc 青白
◎ Nôm: 撑泊
dt. dịch chữ thanh bạch nhãn青白眼, là cách nói gộp của thanh nhãn青眼(trọng thị) và bạch nhãn 白眼 (khinh thị). Bình thường nhìn thẳng thì mắt thấy con ngươi đen, không thèm nhìn mà ngó lên trời thì chỉ thấy lòng trắng, cho nên nói gộp là thanh bạch nhãn. Sách Tấn Bách Quan Danh viết: “Kê Hỉ tự là Công Mục, trải chức dương châu thứ sử, anh của Kê Khang. Khi nhà Nguyễn Tịch có việc hiếu, hỉ đến điếu. Tịch vốn có thể làm mắt xanh mắt trắng, khi gặp kẻ phàm tục thì nhìn bằng lòng trắng. Khi hỉ đến viếng, tịch không thèm khóc, nhìn hỉ mắt trắng dã, hỉ chán mà bỏ về. Khang nghe thấy chuyện ấy bèn cắp rượu ôm đàn đến chơi, rồi cùng nhau say khướt.” (嵇喜字公穆 ,歷揚州刺史, 康兄也。 阮籍遭丧,往弔之。 籍能為青白眼,見凡俗之士,以白眼對之。及喜往, 籍不哭,見其白眼, 喜不懌而退。 康聞之,乃齎酒挟琴而造之,遂相與善). Ai ai đều có hai con mắt, xanh bạc dầu chưng mặt chúng ngươi. (Tự thuật 120.8)‖ x. Nguyễn Tịch.
xanh xanh 青青
◎ Nôm: 撑撑
dt. dịch chữ thương thương 蒼蒼, trỏ màu xanh thẳm, sau dùng trỏ trời. Sách Trang Tử thiên Tiêu diêu du có đoạn: “Trời kia xanh xanh.” (天之蒼蒼 thiên chi thương thương). Sái Diễm đời Hán trong Hồ gia thập bát phách ghi: “Lệ máu ngẩng đầu chừ tỏ xanh xanh, ai vì sống chừ riêng mắc tai ương.” (泣血仰頭兮訴蒼蒼,胡為生兮獨罹此殃 khấp huyết ngưỡng đầu hề tố thương thương, hồ si sinh hề độc li thử ương). Đạo quân thân nhẫn dầu ai lỗi, hổ xanh xanh ở trốc đầu. (Bảo kính 159.8).
xưa nay 初尼 / 初𫢩
dt. dịch chữ cổ kim 古今. Nẻo xưa nay cũng một đường, đây xốc xốc nẻo tam cương. (Tự thán 93.1).
xốc xốc 觸觸
AHV: xúc xúc. xộc, xốc, xóc, thúc, thốc đều là các âm Việt hoá của xúc 促 (thôi thúc, gấp gáp). đến chốn cùng, thực trong chiêm bao lại nói sự chiêm bao, là quay quay, đảo đảo, thôi thôi, xốc xốc (Tuệ Tĩnh- thiền tông 13b), chữ xốc xốc 促促 dịch chữ thông thông 匆匆 (vội vàng). “xộc xộc: bộ xốc vào mạnh mẽ” [Paulus của 1895: 1200], “xốc: a vào, xán vào, tốc ra” [Paulus của 1895: 1200], “précipiter (xông vào), s’engager résolument dans (kiên quyết đi vào, dấn vào)” (Schneider). “xọc xọc: trỏ sự áp tới” [HXH: 1109].
đgt. HVVT <từ cổ> “chăm lo luôn luôn” [ĐDA: 763], “chăm chắm để tâm vào điều gì đó” [HT Ngọ 2009: 114]. Nẻo xưa nay cũng một đường, đây xốc xốc nẻo tam cương. (Tự thán 93.2)‖ lay ý thức chớ chấp trừng trừng; nén niềm vọng mựa còn xốc xốc (Trần Nhân Tông- Cư Trần Lạc Đạo Phú, thế kỷ XIII) . xộc xộc, xóc xóc, thúc thúc, thốc thốc.
xống áo 𧚢襖
dt. Như áo xống, dịch chữ y thường 衣裳, xống: cái thường 裳, (đồ mặc ở thân dưới cho cả nam lẫn nữ). Sau xống trỏ cái váy của phụ nữ, Cả nhà có cái xống thâm, mẹ đi mẹ mặc con nằm tô hô cd. Chân tay dầu đứt bề khôn nối, xống áo chăng còn mô dễ xin. (Bảo kính 142.6). Dịch từ câu thành ngữ huynh đệ như thủ túc, phu phụ như y phục 兄弟如手足,夫婦如衣服. anh em như thể chân tay, vợ chồng xống áo đổi thay tức thì. cd
yêu nhục 腰辱
đgt. <từ cổ> được mến trọng và bị ghét bỏ. Yêu nhục nhiều phen vuỗn đã từng, lòng người sự thế thảy lâng lâng. (Bảo kính 161.1), dịch chữ sủng nhục 寵辱. x. nhục.
án sách 案冊
dt. HVVT dịch chữ thư án 書案 (bàn đọc sách). Án sách cây đèn hai bạn cũ; song mai hiên trúc một lòng thanh. (Ngôn chí 7.5)‖ Án sách. (Thuật hứng 55.7). x. án.
áo 襖
◎ Thuyết Văn: (从衣奥聲). Ss đối ứng: aw³, aw⁵ (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 171].
dt. đồ mặc che thân trên. (Ngôn chí 4.4, 5.2, 8.8)‖ (Trần tình 39.4)‖ (Thuật hứng 60.5, 65.5, 67.6)‖ (Tự thán 90.7)‖ Ngòi cạn ước ở làm cấn cấn; cửa quyền biếng mặc áo thê thê. (Tự thán 109.4)‖ áo bô: áo vải thô (Tự thán 110.2)‖ (Tức sự 126.6)‖ Áo khách. (Tự thuật 119.1) Ss tổ vịnh có thơ: “áo khách nay đà mỏng, khí lạnh bỗng về nhiều” (客衣今正薄,寒氣乍來饒 khách y kim chính bạc, hàn khí sạ lai nhiêu)‖ Áo sen. (Tức sự 124.4), dịch chữ hà y 荷衣 (áo sen- áo của người ẩn sĩ). Khuất Nguyên trong ly tao có câu: “chằm lá súng lá sen để làm áo chừ, rấp phù dung để làm xiêm” (制芰荷以為衣兮, 集芙蓉以為裳 chế kỹ hà dĩ vi y hề, tập anh dung dĩ vi thường)‖ Áo đơn. (Bảo kính 134.4, 140.4, 186.7)‖ Áo mặc. (Huấn Nam Tử 192.5)‖ Áo lẻ. (Tích cảnh thi 208.3)‖ Áo tía. (Giá 238.2).
ít nhiều 𠃣饒 / 乙饒
tt. hoặc ít hoặc nhiều, từ trỏ số lượng không xác định, dịch chữ đa thiểu 多少. Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế, nừng một ông này, đẹp thú này. (Ngôn chí 11.7)‖ (Thuật hứng 46.8)‖ (Tự thán 84.8).
ăn năn 咹𡅧
đgt. dịch chữ sám hối. Có câu “sám là thổ lộ điều ác xưa kia; hối là sửa đổi cái cũ, tu sửa cái sau” (懺名陳露先惡,悔名改往修來). Đến khi tịch, mới ăn năn lại; dịn song thì mọi sự qua. (Giới nộ 191.7).
đai lân 帶麟
dt. dịch chữ lân đái 麟帶, loại đai của các quan có thêu hình con lân. Ôn Đình Quân trong bài Vũ y khúc có câu: “Áo gấm dải lân ép hương sầu, lãi được lưỡi oanh giàm lụa quý.” (蟬衫麟帶壓愁香,偷得鶯簧鏁金縷 thiền san lân đái áp sầu hương, thâu đắc oanh hoàng khoá kim lũ). Đai lân bùa hổ lòng chăng ước, bến trúc đường thông cảnh cực thanh. (Tức sự 123.5).
đam dân 󰝡民
đgt. <từ cổ> dịch chữ mục dân 牧民 hoặc suất dân 率民 (chăn dắt dân chúng). Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách, đam dân mựa nỡ trật lòng dân. (Bảo kính 184.6). Sách Huyền Thông Chân Kinh có đoạn: “cho nên, thánh nhân chăn dân, khiến nhân dân ai cũng theo cái tính của mình, yên ổn với chỗ của mình…” (故聖人之牧民也,使各便其性,安其居). Sách Úy Lạo Tử thiên Chiến uy có câu: “Người xưa, chăn dắt dân ắt lễ tín trước rồi sau mới tước lộc, liêm sỉ trước rồi sau mới hình phạt, thân ái trước rồi sau mới ước thúc dân.” (古者率民必先禮信而後爵祿,先廉恥而後刑罰,先親愛而後律其身).
đi nghỉ 𠫾擬
◎ Phiên khác: so nghĩ (ĐDA).
đgt. <Nho> dịch chữ hành chỉ 行止. hành: ra làm quan; chỉ: ẩn dật. Làm người chẳng có đức cùng tài, đi nghỉ đều thì kém hết hai. (Ngôn chí 6.2).
đài câu 臺鈎
dt. HVVT dịch chữ Tử Lăng điếu đài, đài câu của Tử Lăng (tức Nghiêm Quang). Kham hạ Nghiêm Quang từ chẳng đến, Đồng Giang được nấn một đài câu. (Bảo kính 153.8). x. Tử Lăng.
đàn tao 壇騷
◎ Nôm: 𡊨騷
dt. dịch chữ tao đàn, văn đàn, thi đàn. Miệng khiến tửu binh pha luỹ khúc, Mình làm thi tướng đánh đàn tao (Tự thán 89.4). Đánh đàn tao: chữ “đánh” ghi bằng 頂 (AHV: đảnh, đỉnh). Schneider, VVK và PL phiên “đứng”. Nay theo cách phiên của TVG, ĐDA, BVN, MQL. Bởi đây là một lối chơi chữ thường thấy của Nguyễn Trãi (xem thêm bài trư). Bài này đang nói về “trường chính trị” cũng như là “chiến trường”, cho nên mới nói đến “tài trí”, “quyền”, “tửu binh”, “luỹ khúc”, “thi tướng”, “đàn tao”, “tượng- mã”, “anh hùng”. Câu trên đã là “pha luỹ khúc” (xông pha chiến luỹ) thì dưới cũng nên là “đánh đàn tao”, như thế độ tập trung ngôn từ ở đây sẽ là yếu tố quyết định cho phương án phiên âm. x. thi tướng.
đào 淘 / 掏
◎ Ss đối ứng taw, daw (29 thổ ngữ Mường), ca³ (1 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 209]. Như vậy, “đào” gốc Hán, là từ hán Việt-Mường; “cã” gốc Mường.
đgt. dịch chữ tạc trong tạc tỉnh canh điền. Mạnh Nguyên Lão đời Tống trong tác phẩm đông kinh mộng hoa lục ghi: “Mỗi độ vào xuân, quan sai các Đại phu giám sát việc đào hào ngoài thành” (每遇春时官差大夫监淘在城渠). Nước đào giếng, cơm cày ruộng, thảy thảy dường bằng nguyệt cửu giang. (Bảo kính 129.7). x. tạc tỉnh canh điền.
đá sắt 𥒥𨫊
dt. dịch chữ thiết thạch 鐵石, sắt và đá, trỏ những thứ vững vàng cứng rắn không gì lay chuyển nổi. Âm Đạm 陰澹 đời Tấn trong Nguỵ vũ cố sự viết: “Trung thành có thể chăm chỉ làm mọi việc, tâm như sắt đá, thực sự là người quan tốt của quốc gia.” (忠能勤事,心如鐵石,國之良吏也 trung năng cần sự, tâm như thiết thạch, quốc chi lương lại dã). Tiết trực cho bằng đá sắt; đường đi sá lánh chông gai. (Tự thán 91.3). Xe xe ngựa ngựa mặc ai, những lời sắt đá bên tai chẳng dời (tỉnh mộng, 28).
đá vàng 𥒥鐄
dt. dịch chữ kim thạch 金石, trỏ sự bền vững như đá như vàng không gì có thể phá vỡ được. Hoài Âm hầu truyện trong Hán Thư có viết: “nay túc hạ tự cho rằng mình có mối quan hệ thâm giao vàng đá với hán vương, thì sau này nhất định sẽ bị hán vương bắt giữ đấy”. Đạo này để trong trời đất, nghĩa ấy bền chưng đá vàng. (Tự thán 93.4)。
đèn sách 畑𱏺
dt. hai đồ dùng của sĩ tử, dịch chữ thư đăng 書燈. (Ngôn chí 7.5, 13.3)‖ Buồng văn tấp cửa lọn ngày thu, đèn sách nhàn làm song viết nho (Thuật hứng 58.2).
đường cùng 唐窮
dt. HVVT dịch chữ cùng đồ 窮途. Lều tiện Nhan Uyên tìm tới đỗ, đường cùng Nguyễn Tịch khóc làm chi. (Thuật hứng 57.6)‖ đc. Nguyễn Tịch, một trong trúc lâm thất hiền đời Tam Quốc hay rượu hay thơ, nghe nói nhà bếp bộ binh khéo nấu rượu, chứa được ba trăm hộc rượu ngon, bèn xin làm bộ binh hiệu úy. Suốt ngày uống, có khi say cao hứng, đánh xe đi chơi, đến đường cùng thì bật khóc rồi quay về. x. Nguyễn Tịch.
đạo thường 道常
dt. <Nho> cái đạo thường hằng, luôn tồn tại, dịch chữ thường đạo 常道. “chẳng nhàn” xưa chép lời truyền bảo, khiến chử cho qua một đạo thường. (Bảo kính 128.8).
đạo trời 道𡗶
dt. <Đạo> quy luật tự nhiên, dịch chữ thiên đạo 天道. Tự nhiên đắp đổi đạo trời, tiêu trưởng doanh hư một phút dời. (Tự thán 104.1). x. tiêu trưởng doanh hư.
đất dư 坦餘
dt. khoảng đất trống, dịch chữ dư địa (餘地), “đất chưa canh tác” [PL 2012: 327]. Tư Mã Quang đời Tống có câu: “mái tranh che mưa gió, chật hẹp chăng khoảng thừa” (茅茨庇風雨,偏隘無餘地). Thấy bóng cam đường nhớ Thiệu Công, đất dư xảy được bạn cùng thông. (Cam đường 245.2).
đẩy xe 底車
◎ Ss đối ứng của “đẩy”: tɤj, dɤj (20 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 212].
dt. lễ tiến cử, hay nhậm chức của tướng soái thời cổ. Sách Sử Ký phần Trương thích chi - phùng đường liệt truyện ghi: “Thần từng nghe, vua thời thượng cổ khi sai tướng, thì tướng quỳ mà đẩy xe, vua nói: ‘việc trong triều thì do quả nhân xử lý; việc ngoài triều thì do tướng quân xử trí. Các việc quân công tước thưởng đều quyết bên ngoài, khi nào về rồi hãy tâu cũng được.’” (臣聞上古王者之遣將也,跪而推轂,曰閫以內者,寡人制之;閫以外者,將軍制之。軍功爵賞皆決於外,歸而奏之后因以稱任命將師之禮).
đgt. <từ cổ> tiến cử, dịch chữ thôi cốc 推轂 (đẩy xe tiến lên). Sử Ký phần Nguỵ kỳ vũ an hầu liệt truyện ghi: “Nguỵ kỳ và vũ an đều mê Nho thuật, tiến cử triệu quan làm ngự sử Đại phu.” (魏其、武安俱好儒术,推轂趙綰為御史大夫). Dương tràng đường hiểm khúc co que, quê chợ bao nhiêu khách đẩy xe. (Tự thán 73.2). ở đây có lẽ còn hàm ý khác.
đắng cay 䔲荄
tt. (vị giác) dịch chữ tân khổ, tân 辛 là cay, khổ 苦 là đắng. Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái, tật được tiêu nhờ thuốc đắng cay. (Tự thuật 112.6).
tt. (cảm giác) khổ đau. Mùi thế đắng cay cùng mặn chát, ít nhiều đã vấy một hai phen. (Thuật hứng 46.7).
đến 旦 / 典
◎ Ss đối ứng teŋ, teŋ, deɲ, teɲ (30 thổ ngữ Mường), tʼoc, soc, tot (14 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 213].
đgt. di chuyển tới một đích. Giũ bao nhiêu bụi, bụi lầm, giơ tay áo đến tùng lâm. (Ngôn chí 5.2)‖ (Mạn thuật 27.5, 35.5, 40.5)‖ (Trần tình 43.2)‖ (Thuật hứng 48.3, 50.1, 51.2, 52.3, 53.8, 57.3)‖ (Tự thán 76.2, 79.7, 88.7, 101.8, 105.3)‖ (Bảo kính 133.5, 135.3, 140.1, 147.1, 153.7, 168.3, 178.7)‖ (Tích cảnh thi 210.3)‖ (Đào hoa thi 231.4)‖ (Thái cầu 253.7)
k. từ biểu thị nơi nêu ra là đối tượng hướng tới của hành động di chuyển ở trước đó. (Ngôn chí 17.1)‖ (Mạn thuật 30.1)‖ (Tự thán 84.6)‖ (Tự thuật 122.3)‖ (Bảo kính 149.3, 166.8, 167.4, 184.8)‖ (Cúc 217.7)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.2).
đgt. truyền đến, vang tới, lan tới. Am trúc hiên mai, ngày tháng qua, thị phi nào đến cõi yên hà. (Ngôn chí 4.2).
k. từ đứng giữa động từ và tân ngữ, biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng cụ thể của hành động ở trước đó. Sự thế dữ lành ai hỏi đến, bảo rằng ông đã điếc hai tai. (Ngôn chí 6.7)‖ (Mạn thuật 25.7)‖ (Thuật hứng 54.2, 57.2)‖ (Bảo kính 137.7)‖ (Tảo xuân 193.8)‖ (Lão dung 239.4).
k. từ biểu thị điểm mút thời gian để một sự việc diễn ra. Thuyền chèo đêm nguyệt, sông biếc, cây đến ngày xuân, lá tươi. (Ngôn chí 32.6)‖ (Tự thán 86.2)‖ (Tự thuật 115.3)‖ (Bảo kính 134.7)‖ (Giới nộ 191.7).
k. vào tới. Càng một ngày càng ngặt đến xương, ắt vì số mệnh, ắt văn chương. (Tự thán 71.1), dịch chữ 貧到骨 bần đáo cốt (nghèo đến xương).
đgt. tới lượt, chuyển từ người khác sang tay mình. Tài tuy chăng ngõ, trí chăng cao, quyền đến trong tay chí mới hào. (Tự thán 89.2)‖ (Bảo kính 137.4).
đgt. trỏ hành động sắp xảy ra. Xét sự đã qua hay sự đến, bao nhiêu nơi nhục bởi nơi vinh. (Tự thán 96.7).
đgt. tới, sang (mùa). Phúc nhiều xưa bởi nơi ta tích, xuân đến tự nhiên mọi vật tươi. (Bảo kính 138.4, 177.4)‖ (Xuân hoa tuyệt cú 196.3)‖ (Tích cảnh thi 199.2)‖ (Tùng 218.1)‖ (Mai thi 224.1).
đến chốn 典准
dt. <từ cổ> mọi nơi, dịch chữ đáo xứ (到處). Thân nhàn đến chốn dầu tự tại, xuân muộn nào hoa chẳng rụng rời. (Thuật hứng 59.6). “đến chốn” (mọi nơi) chuẩn đối với “nào hoa” (tất cả các loài hoa).
đến lẽ 典理
đgt. <từ cổ> suy đến cùng sự lý, xét đến hết lẽ, dịch chữ chí lý 至理. Được thì xem áng công danh dễ, đến lẽ hay cơ tạo hoá mầu. (Bảo kính 162.6).
đỏ 朱
◎ Nôm: 堵 / 覩 AHV: chu, âm HTC: tjug (Lý Phương Quế), tjo (Baxter, Phan Ngộ Vân, Trịnh Trương Thượng Phương). Đối ứng c- (AHV) ɗ- (THV): 舟 chu đò, 燭 chúc đuốc [NĐC Việt 2011: 10]. Ss đối ứng to⁴ (nguồn), to⁴ (Mường bi), to⁴ (Chứt), kusai (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 237].
dt. tt. màu son. Thệu lệu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên đìa đã tịn mùi hương. (Bảo kính 170.3, 187.7), lòng đỏ dịch chữ đan tâm 丹心 ‖ Ngày chầy điểm đã phong quần đỏ, Rỡ tư mùa một thức xuân (Trường an hoa 246.3). cn hồng quần.
đối uống 対㕵
đgt. <từ cổ> dịch chữ đối ẩm 對飲. Tác ngâm: bạc dẫy mai trong tuyết, đối uống: vàng đầy cúc khuở sương. (Bảo kính 157.6).
đốt trúc 炪竹
đgt. dịch chữ bộc trúc 爆竹, trong lễ na vào đêm ba mươi tháng chạp, người xưa thường đốt tre trúc còn tươi, phát ra tiếng nổ để đuổi dịch bệnh, nên mới có câu trúc báo bình an 竹報平安, đời sau phát minh ra thuốc súng, nên mới chuyển bộc trúc thành pháo. Chong đèn chực tuổi cay con mắt, đốt trúc khua na đắng lỗ tai. (Trừ tịch 194.6). x. na.
đổi đất 対坦
đgt. đc. <Nho> dịch chữ dịch địa 易地 (đổi địa vị cho nhau). Sách Mạnh Tử thiên Ly lâu có câu: “vũ, tắc sống vào đời thịnh, ba lần qua nhà mình mà không vào thăm nhà được, Khổng Tử coi đó là hai người hiền. Nhan Tử sống buổi thời loạn, náu thân trong ngõ hẻm, một giỏ cơm, một bầu nước, người đời không ai chịu nổi, thế mà Nhan Tử chẳng đổi cái niềm vui ấy, Khổng Tử coi hồi là người hiền. Mạnh Tử bảo: ‘vũ, tắc và Nhan Hồi cùng đạo. Vũ lo thiên hạ gặp lũ lụt cứ như là mình đang bị lụt; tắc lo thiên hạ đói rét, cứ như là chính mình đói rét, cho nên mới vội vàng như thế. Vũ, tắc, Nhan Hồi dẫu có đổi vị trí cho nhau thì cũng đều hành xử như nhau cả thôi’” (禹、稷當平世,三過其門而不入,孔子賢之。顏子當亂世,居於陋巷。一簞食,一瓢飲。人不堪其憂,顏子不改其樂,孔子賢之。孟子曰:“禹、稷、顏回同道。禹思天下有溺者,由己溺之也;稷思天下有饑者,由己饑之也,是以如是其急也。禹、稷、顏子易地則皆然). Vũ truyền thiên hạ Nhan Uyên ngặt, đổi đất xong thì có khác nao. (Tự thuật 122.8).
động người 動𠊚
đgt. <từ cổ> dịch chữ động nhân 動人, từ này vốn là một cụm động tân trong tiếng Hán cổ, sử dụng theo cấu trúc sử động, nghĩa là sử nhân động 使人動 (khiến người khác xúc động, làm lay động lòng người) [xem thêm TT Dương 2014a]. Đông phong ắt có tình hay nữa, kín tịn mùi hương dễ động người. (Đào hoa thi 227.4, 228.1)‖ (Dương 247.4)‖ (Mai thi 225.4, 226.1).
đủ 𨇜 / 杜 / 堵
◎ Vương Lực nghi là 足, [PJ Duong 2013: 165] cho rằng “đủ” đọc theo âm HHV (late sino - vietnamese). Ss đối ứng tu, du (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 217], đo (tày, nùng) [Vương Lộc 2001: 122]. Xét trong văn liệu, “đủ” mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ XV trở đi. Nhưng đối ứng cổ hơn của nó là “no” lại xuất hiện từ thế kỷ XII, XIII, XIV (Phật Thuyết, phú nôm đời Trần, Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục), Ss với các đối ứng của “no” trong tiếng Rục, ma lieng, có khả năng đây là từ gốc Nam Á. x. no.
tt. không ít hơn không nhiều hơn so với nhu cầu. (Ngôn chí 18.4)‖ (Thuật hứng 61.5)‖ (Tự thán 104.3)‖ (Bảo kính 150.7, 170.8, 180.3)‖ (Hoa mẫu đơn 233.3)‖ (Hoàng tinh 234.3). Trong tạo hoá có cơ mầu, hay đủ, hay dừng, mới kẻo âu. (Bảo kính 153.2), dịch chữ tri túc tri chỉ 知足知止. x. dừng.
đứa 丁
◎ Nôm: 打 / 𠀲 Phiên khác: đánh thơ: dịch chữ “chiến thi” của Hàn Dũ (TVG, ĐDA). Nay theo VVK. Xét, chữ “丁” AHV là “đinh”, âm THV Việt hoá là “đứa” < đá (THV). Âm “đá” này làm thanh phù cho “打” (đả), nguyên âm -a- còn bảo lưu trong âm THV “đánh”. Hoặc, âm “đảnh”/ đỉnh (頂), “đanh”/ “đinh” (釘). Vả lại, chữ Nôm luôn dùng 丁 làm thanh phù. Đối ứng dɯa³ (Mường) [VĐ Nghiệu 2011: 57].
dt. <từ cổ> dân đinh, người đã đủ tuổi để gánh vác việc thuế dịch thời xưa. Vào tiếng Việt, ngữ tố này mới trở thành loại từ chỉ người. Miệt bả hài gai khăn gốc, xênh xang làm mỗ đứa thôn nhân. (Mạn thuật 33.8)‖ (Bảo kính 148.8)‖ Thế những cười ta rằng đứa thơ, dại hoà vụng nết lừ cừ. (Tự thán 90.1, 95.7, 102.4). Công danh mảng đắm, ấy toàn những đứa ngây thơ (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú).
đứt vàng 󱢎黄
◎ 󱢎 {tất 悉+ cá 个} bảo lưu từ giai đoạn trước, có kiểu tái lập cho tiếng Việt tiền cổ là *kđứt [TT Dương 2012a]. Tương quan d- đ, có cặp dứt - đứt. x. dứt. Phiên khác: chặt (TVG, ĐDA, MQL), dứt (Schneider, PL). Nay đề xuất.
đgt. đc. <Nho> chặt đứt vàng, dịch chữ đoạn kim 斷金. Kinh Dịch có câu: “Hai kẻ đã một lòng, thì sắc bén có thể chặt đứt được vàng.” (二人同心其利斷金). Chữ đoạn theo truyền thống giải âm thường được đối dịch bằng từ đứt. Ví dụ: Bằng vượn kêu dấu con, gan lòng đứt làm tám tấc ← 如猿啼愛子寸寸斷肝腸 (Phật Thuyết 15b9). Tiếng dế ngâm xui đứt ngọn bạch dương 蛩聲吟斷白楊稍蛩聲吟斷白楊稍蛩聲吟斷白楊稍 (Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục: 16a10). Mà chưng mạch Kinh Thi, Kinh Thư hầu đứt mà lại nối 而詩書之脈幾斷而復續而詩書之脈幾斷而復續而詩書之脈幾而復續 (TKML i 11a1). Đoạn đứt tài may, liệt bày thao giấu (Tam Thiên Tự: 102). Đứt vàng chăng trớ câu Hy Dịch, Khinh bạc màng ngâm thơ Cốc phong. (Bảo kính 178.3).
ẩn cả 隱嘏 / 隱奇
dt. HVVT <Nho> dịch chữ đại ẩn 大隱. Ẩn cả lọ chi thành thị nữa, nào đâu là chẳng đất nhà quan. (Ngôn chí 17.7)‖ (Tự thán 103.8). Đông Phương Sóc đời Tây Hán có câu hát rằng: “ngoi lên ngụp xuống trong cõi tục, lánh đời ở cửa kim mã. Trong cung khả dĩ lánh đời mà bảo toàn thân mạng, hà tất cứ phải là dưới lều cỏ ở chốn núi sâu” (陸沈於俗,避世金馬門。宫殿中可以避世全身,何必深山之中,蒿廬之下). Vương Khang Cư đời Đông Tấn trong bài Phản chiêu ẩn thi có câu: “tiểu ẩn ẩn rừng đầm, đại ẩn ẩn triều đình” (小隱隱陵藪,大隱隱朝市). Bạch Cư Dị đời Đường trong bài Trung ẩn có câu: “đại ẩn ở triều đình, tiểu ẩn ẩn bên gò. Bên gò thì lặng lẽ, triều đình thì ầm ĩ. Chẳng bằng làm trung ẩn, ẩn ở trong dinh quan” (大隱住朝市,小隱入丘樊。丘樊太冷落,朝市太囂喧。不如作中隱,隱在留司官). Lại có những câu như “tiểu ẩn ẩn ngoài nội, trung ẩn ẩn thành thị, đại ẩn ẩn triều đình” (小隱隱于野,中隱隱于市,大隱隱于朝 tiểu ẩn ẩn vu dã, trung ẩn ẩn vu thị, đại ẩn ẩn vu triều).
ở 於
đgt. sống nói chung. thế những hiềm qua mỗ thế, có thân thì sá cốc chưng thân. (Mạn thuật 33.3)‖ (Thuật hứng 61.6, 61.6)‖ (Tự thán 76.1, 99.7, 106.4, 111.7)‖ (Tự thuật 113.5, 120.1)‖ (Bảo kính 138.2, 142.7, 171.6, 173.2, 185.7, 187.4, 188.5)‖ (Thuật hứng 60.1).
đgt. sống (cư trú). Cày ruộng cuốc vườn dầu hết khoẻ, tôi Đường Ngu đất Đường Ngu. (Trần tình 43.8)‖ (Tự thán 103.7, 105.8)‖ (Tự thuật 116.6, 117.6)‖ (Tức sự 124.3)‖ (Tự giới 127.6)‖ (Bảo kính 136.7)‖ Bói . (Bảo kính 169.3), dịch chữ bốc cư.
đgt. có mặt, hay tiếp tục lưu lại ở một chỗ nào đó (triều đình) mà không phải rời đi chỗ khác. (Thuật hứng 53.7)‖ (Tự thán 108.4)‖ (Bảo kính 154.8)‖ Kham hạ Trương Lương chăng khứng , tìm tiên để nộp ấn phong hầu. (Bảo kính 162.7)‖ (Tích cảnh thi 200.3).
đgt. sống, sinh ra làm một cá thể vật loài nào đó. Ngòi cạn ước làm cấn cấn, cửa quyền biếng mặc áo thê thê. (Tự thán 109.3).
đgt. sống, sinh hoạt, ăn ở nói chung. (Bảo kính 133.6)‖ Xa hoa quãng nên khó, tranh cạnh làm hờn bởi tham. (Bảo kính 174.5). ở quãng: ăn ở rộng rãi, khoáng đạt, không bo bo giữ của, chỉ biết có mình mình, mà không biết quan tâm đến người khác.
đgt. đặt vào, chú trọng vào, quan tâm tới. Bởi lòng chẳng cửa quyền, há rặng quân thần chẳng phải duyên. (Bảo kính 143.1).
đgt. sống, trong Ăn . (cách sống, lối sống) (Mạn thuật 29.1)‖ (Bảo kính 143.8, 146.3)‖ ngọt thì hơn, nhiều kẻ chuộng, quá chua liền ủng có ai màng. (Bảo kính 147.3, 147.6)‖ (Thuật hứng 59.1).
đgt. tồn tại, có trong. Chớ người đục đục, chớ ta thanh, lấy phải thì trung, đạo kinh. (Bảo kính 156.2).
k. từ biểu thị điều sắp nêu ra là không gian cho sự việc đã nêu ở trước tồn tại hay hiễn ra. Lộng lộng trời, tây chút đâu, nào ai chẳng đội trên đầu? (Trần tình 40.2, 40.8, 45.2)‖ (Tự thán 84.2)‖ (Tức sự 125.4)‖ (Bảo kính 148.1, 159.8)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.8).
mạc 模
◎ (sic) < 摸. Phiên khác: mua (TVG, BVN).
đgt. <từ cổ> vẽ, tô, “mặt mạc: mặt nạ” (Béhaine 1773: 350, 279), “mạc: peindre” (Gustave Hue). Chinh phu tử sĩ mấy người, nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn (Đặng Trần Côn- Chinh phụ ngâm) dịch từ câu Chinh nhân mạo  thùy đan thanh, Tử sĩ hồn  thùy ai điếu (征人貌誰丹青, 死士魂誰哀弔), chữ “mạc mặt” dùng để dịch chữ “mạo” và “đan thanh”, trong đó “đan thanh 丹青, tức chu sa hay đan sa có mầu hồng, và thạch thanh một khoáng chất có mầu xanh, là những bột vẽ, nên có nghĩa là hội họa, là vẽ, là sử sách”. (PX Hy 2006). Cội cây la đá lấy làm nhà, Lân các ai hầu mạc đến ta. (Thuật hứng 54.2)‖ Bút thiêng Ma Cật, tay khôn mạc, Câu kháo Huyền Huy, ý chửa đông. (Thủy thiên nhất sắc 213.5)‖ hộ tượng: tượng vẽ mạc chưng mặt người (CNNA 44b).
lẽ 理
◎ Nôm: 礼 AHV: lý. Âm Việt hoá thế kỷ XVII: *mlẽ, *mnhẽ [Rhodes 1651: 150]. Âm HHV: lẽ.
dt. sự lý. (Thuật hứng 58.4).x. đến lẽ, x. đành lẽ.
dt. lẽ, quy luật của trời đất. Được thì xem áng công danh dễ, Đến lẽ hay cơ tạo hoá mầu. (Bảo kính 162.6), đến lý 典理 dịch chữ chí lý 至理 (quy luật cơ bản và tuyệt đối).
thân 身
dt. thân mình. Một thân lẩn quất đường khoa mục, Hai chữ mơ màng việc quốc gia. (Ngôn chí 8.3)‖ (Hoa mẫu đơn 233.1).
dt. cuộc sống, sinh mệnh. Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa sày, Có thân chớ phải lợi danh vây. (Ngôn chí 11.2, 13.1)‖ (Mạn thuật 29.4)‖ (Mạn thuật 30.5, 32.1, 33.4, 34.8)‖ (Thuật hứng 46.4, 47.1, 47.3, 53., 59.5, 60.2, 62.1)‖ (Tự thán 72.6).
dt. thân = phận, trong thân phận. Lòng chẳng mắc tham là của báu, Người mà hết lụy ấy thân tiên. (Tự thán 74.6)‖ Trung hiếu cương thường lòng đỏ, tự nhiên lọn nghiệp ba thân. (Bảo kính 187.8) dịch chữ tam thân 三身‖ (Tự thán 83.2, 94.4, 103.5, 106.1)‖ (Bảo kính 154.2, 165.2, 180.1, 184.8)‖ (Tích cảnh thi 204.1)‖ (Lão dung 239.1).
đốt 焠
◎ Nôm: 炪 Âm phiên thiết: thủ nội (取內), AHV: thối, âm HTC: *sthuts (Baxter). Xét cấu trúc {火+卒}, thanh phù tốt. Như vậy, đốt là âm THV [Schneider 1995]. Văn cảnh: “Có người chán nằm bèn đốt tay, có thể gọi là tự nhẫn vậy” (有子惡臥而焠掌,可謂能自忍矣!) [Tuân Tử - Giải tế]. Như vậy, “đốt” gốc Hán, “nung”- “cháy” gốc Việt. Ss đối ứng toc, doc, tot, dot (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 216]. x. trui.
đgt. làm cho cháy. Bốn bể nhẫn còn mong đuốc đốt, Dầu về dầu ở mặc ta dầu. (Bảo kính 154.7). x. đuốc.
đgt. <từ cổ> phơi, đối dịch chữ bộc 曝. Chữ này thông với bộc 暴 trong tiểu triện gồm hình mặt trời ở trên, với chữ củng 廾 (hai cánh tay giơ lên), với chữ xuất 出 và bộ mễ 米 (thóc, gạo) trỏ việc mang thóc ra phơi nắng. Cơ- gió thổi mặt bờ- lời đốt < 風吹日曝 (Phật thuyết 20a3), tiếng Việt và tiếng Hán có từ bộc lộ 曝露, với nghĩa gốc là phơi nắng phơi sương, và nghĩa dẫn thân hiện nay vẫn dùng là ”thể hiện lòng mình ra”, gần nghĩa với các từ Hán Việt Việt tạo khác là bộc bạch 曝白, bộc trực 曝直. Chữ Nôm có bộ hỏa là vì vậy. Cũng có thể phiên là chuốt với nghĩa “trau chuốt, tu rèn” như TVG, ĐDA, MQL, PL. Nhưng sẽ làm ý thơ lộ, và quan trọng nhất là làm lộ chủ thể phát ngôn. Trong khi, đây là bài vịnh hoa cúc đỏ. Cho nên, ”đốt lòng đan” là tả việc cánh hoa cúc nở bung ra trong tiết thu, phơi màu son đỏ rực rỡ của nó dưới nắng sương, chẳng lấm chút bụi trần. Đặt câu thơ trong cả bài thơ, ta sẽ thấy hình tượng ”phơi lòng đan” nằm trong tổng thể hữu cơ với những tầng biểu tượng xoay quanh hoa cúc. Và đương nhiên, lúc này, ta mới tính đến hàm ý ngôn ngoại của cả bài thơ. Đốt lòng đan chăng bén tục, Bền tiết ngọc kể chi sương. (Cúc 217.3).
đào 桃
dt. trong đào mận, dịch chữ đào lý 桃李 (cây đào và cây mận). Địch Nhân Kiệt (607- 700) tể tướng đời Đường, chính trực không sợ quyền uy, sống dưới thời Võ Tắc Thiên, là người rất giỏi trong việc tiến cử người tài. Cho nên đời sau ca ngợi: “đào lý trong thiên hạ đều ở cửa nhà ông.” (天下桃李悉在公門thiên hạ đào lý tất tại công môn). Lý Bạch trong bài Xuân dạ yến đào lý viên tự có câu: “các hiền sĩ đều tuấn tú như Huệ Liên.” (桃李俊秀皆如惠蓮 Đào lý tuấn tú giai như Huệ Liên). Trúc mai bạn cũ họp nhau quen, Cửa mận tường đào chân ngại chen. (Thuật hứng 46.2)‖ Cửa mận tường đào: ở đây để trỏ chốn triều trung.
tượng 象
p. <từ cổ> có lẽ, dường như, tuồng như. (Ngôn chí 12.3)‖ Kẻ thì nên bụt kẻ nên tiên, Tượng thấy ba thân đã có duyên. (Tự thán 103.1).
p. <từ cổ> dịch chữ cái 蓋 (đại khái, ước chừng, đại để). Ta còn lãng đãng làm chi nữa, Tượng có trời bày đặt vay! (Trần tình 45.8).
cờ 旗
AHV: kỳ. đọc theo âm THV.
dt. tinh kỳ. Đàn trầm đạn ngọc sao bắc, Phất dõi cờ lau gió tây. (Nhạn trận 249.4), dịch chữ lô kỳ 蘆旗.
chưng 蒸 / 徵
◎ Vương Lộc (2001: 36) cho chưng là âm cổ của chi , tồn nghi. [x. BT Hùng 1987].
k. <từ cổ> dịch chữ chi 之,trợ từ trong kết cấu định trung [TT Dương 2012g, 2013e]. Hoặc có thứ thì hoá có vảy có sừng nhẫn có lông lại có cánh chưng trong tứ sinh < 或化鱗角羽毛之內 [Tuệ Tĩnh- Thiền tông khóa hư ngữ lục: 6a3]. Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, Bui một lòng người cực hiểm thay. (Mạn thuật 26.7)‖ (Trần tình 40.7)‖ (Tự thán 80.7).
k. <từ cổ> hư từ vô nghĩa, đứng giữa động từ và tân ngữ. Đã trái chưng trong nghĩa vô sinh vô hoá, bèn mãi làm chưng sự luân hồi hữu hoá hữu sinh < 既背無生無化,永為有化有生 (Tuệ Tĩnh - Thiền tông khóa hư ngữ lục: 5b6). Ở thế những hiềm qua mỗ thế, Có thân thì sá cốc chưng thân. (Mạn thuật 33.4)‖ (Tự thán 104.4)‖ (Tự thuật 120.3, 120.8)‖ (Bảo kính 130.5, 138.2).
k. <từ cổ> dịch chữ vu 于, ư 於 (đối với). Quốc phú binh cường chăng có chước, Bằng tôi nào khuở ích chưng dân. (Trần tình 37.8)‖ chưng (Thuật hứng 58.8)‖ (Tự thuật 122.5)
k. <từ cổ> dịch chữ vu 于, ư 於 (về, ở). Chẳng biết mình, chẳng cóc tính, giờ giờ hằng chìm đắm chưng nơi bến tối < 不知不覺時時没溺于迷津 [Tuệ Tĩnh- Thiền tông khóa hư ngữ lục: 6a4]. (Tự thán 72.4)‖ (Bảo kính 155.7)‖ Nghìn dặm trời dầu đủng đỉnh, Kham cười anh vũ mắc chưng lồng. (Lão hạc 248.8).
⑤ h. <từ cổ> từ đệm vô nghĩa. Ngẫm hay mùi đạo cực chưng ngon, Nghìn kiếp dầu ăn vuỗn hãy còn. (Tự thán 87.1, 90.8).
k. <từ cổ> dịch chữ vu 于, ư 於 (hơn), dùng trong câu so sánh hơn. Đạo này để trong trời đất, Nghĩa ấy bền chưng đá vàng. (Tự thán 93.4). dịch ngữ kiên ư kim thạch 堅於金石, lối nói hay dùng trong Văn ngôn.
lt. <từ cổ> vì, bởi vì. Rồi việc mới hay khuôn được thú, Khỏi quyền đã kẻo lụy chưng danh. (Bảo kính 156.4)‖ (Miêu 251.8)‖ Bởi chưng. Vì chưng. (Tích cảnh thi 210.4)‖ (Trư 252.2).x. Vì bởi.